Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 7

ĐƠN SƠ NHƯ TRẺ EM

ChuaTreNho5.jpg

Trong suốt ba năm công khai rao giảng Tin mừng, Đức Giê-su nhiều lần bị ngăn cản bởi “thế giới bên ngoài” cũng như chính từ những người thân cận. Thế giới bên ngoài cản trở Đức Giê-su, họ là những kinh sư, những luật sĩ, những người đứng đầu trong tôn giáo Do thái lúc bấy giờ. Còn những người thân cận không cho Đức Giê-su tiếp xúc với những người xung quanh, họ là các môn đệ thân tín của Ngài. Tại sao Đức Giê-su lại bị ngăn cản, không cho tiếp cận, không cho tự do rao giảng sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa. Thưa là, bởi vì lòng dạ con người hạn hẹp, giới hạn, ganh tỵ. Tâm hồn nhân loại không đủ rộng, chẳng đủ sâu để có thể tiếp cận và đón nhận Lời của Ngài.

Hôm nay, phụng vụ Lời Chúa, qua lối kể chuyện của thánh Mác-cô, Đức Giê-su đã dùng hình ảnh trẻ thơ để dạy dỗ các môn đệ cũng như mỗi người Ki-tô hữu chúng ta. Muốn đón nhận Lời Chúa, muốn được sống trong vương quốc của Ngài, chúng ta phải có thái độ đơn sơ, khiêm tốn và biết tin tưởng như trẻ em. Thật vậy, thánh Mác-cô chỉ rõ cho chúng ta thấy, hôm nay khi các trẻ em được bố mẹ hay những người thân dẫn tới Đức Giê-su, họ mong các em được Đức Giê-su đụng chạm tới, được Ngài vỗ về và chúc lành cho chúng. Thế nhưng, phản ứng đầu tiên của các môn đệ là ngăn cấm, là khó chịu, là không muốn Thầy của mình hao sức tốn giờ vì con nít. Thấy những suy nghĩ và hành động của các môn đệ như thế, Đức Giê-su đã dạy cho các môn đệ một bài học về sự đơn sơ, khiêm tốn và biết tin tưởng như trẻ em, nếu các ông muốn được vào hưởng thánh nhan Thiên Chúa.

Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Ra đường hỏi già, vì họ là những người có kinh nghiệm, hiểu biết, họ sẽ chỉ cho chúng ta đúng địa chỉ chúng ta muốn. Về nhà hỏi trẻ, vì trẻ em đơn sơ, thật thà, muốn biết cuộc sống gia đình hôm nay xảy ra những gì, cứ hỏi chúng là sẽ biết tường tận, rõ ràng. Bên cạnh nữa, trẻ em còn khiêm tốn học hỏi, ham hiểu biết. Chúng không mắc cỡ như người lớn khi hoạch định mọi việc đúng hay sai. Chúng khiêm tốn mở lòng ra, tìm hiểu, hỏi han những gì chúng chưa biết, chưa hiểu. Thêm nữa, trẻ em luôn cậy dựa, bám víu vào bố mẹ hay người thân. Chúng tin rằng, cha mẹ hay người thân là những người thực sự yêu thương và lo lắng cho chúng. Do vậy, chúng hoàn toàn cậy dựa, phó thác và tin tưởng tuyệt đối vào bố mẹ và người thân. Và như thế, chính sự đơn sơ, khiêm tốn và niềm tin vào bố mẹ cũng như những người thân làm cho trẻ em ngày càng lớn khôn, hiểu biết và trưởng thành hơn mỗi ngày.

Trẻ em là như vậy, chúng là biểu tượng, là hình ảnh của sự khiêm tốn tận căn, là hình ảnh của Nước Trời. Ai không có tinh thần sống như chúng thì chẳng được vào Nước Trời. Dùng hình ảnh trẻ em để ví với Nước Trời, liền một lúc, Đức Giê-su cho chúng ta hai bài học. Bài học thứ nhất, để được vào hưởng gia nghiệp, để được đồng bàn với Ngài, chúng ta phải có tinh thần sống đơn sơ về vật chất, khiêm tốn trong cách sống và tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Ngài. Bài học thứ hai, Đức Giê-su dạy mỗi người chúng ta đó là, phải biết khiêm tốn, cúi mình xuống, phục vụ tha nhân, cho đi một cách vô vị lợi cũng như dám chân nhận những yếu đuối và thiếu xót nơi anh chị em của mình.

Nói cách khác, để là người Ki-tô hữu chính danh, để là người có Chúa, chúng ta cần phải hoàn thiện và phát triển đời sống đức tin của mình như hai mặt của một đồng xu. Làm sao để tôi có thể chu toàn bổn phận, lương tâm với Chúa khi sống trong một thế giới mà những thua thiệt, tham lam, bất chính bủa vây? Không gì khác hơn, tôi phải hạ mình, mở lòng ra để ơn Chúa, sức mạnh Thánh Thần đi vào, cư ngụ và sinh hoa kết trái nơi tôi. Khi đã có Chúa, khi đã được hưởng nếm ơn Ngài, nhiệm vụ của tôi là gì đây. Làm sao tôi có thể đưa ơn của Ngài đến cho anh chị em của mình trong một thời đại mà lương tâm, niềm tin và sự hy vọng đang cạn dần. Làm sao tôi có thể cùng với anh chị em của mình xây dựng hình ảnh Nước Trời ngay tại trần gian này? Không gì khác hơn, tôi cần can đảm gạt bỏ cái tôi, xả thân, cộng tác với mọi người, để cùng với họ, tôi có thể rao truyền về một Thiên Chúa của hiệp thông, một Thiên Chúa của chia sẻ và một Thiên Chúa của yêu thương và lắng nghe nhau. Amen.

Lm Mi-ca-e Vũ An Lộc

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VII Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Thường Niên_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Thường Niên_ Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Thường Niên_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VII Thường Niên_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VII Thường Niên_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Thường Niên_Tam Thái.
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Thường Niên_Lm. J.P
     uy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Tuần VII Thường Niên_Nt. Maria Chinh Anh.
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VII Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng
     SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 7 TN A: YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO KẺ GHÉT MÌNH_ LM ĐAN VINH
     CHỦ NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN A: Như Cha trên trời_Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật VII Thường Niên A: YÊU KẺ THÙ_ Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VII Thường Niên: "Tâm Hồn Trẻ Thơ"_Lm. Peter Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB.
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Thường Niên: "TÌNH THƯƠNG CHỮA LÀNH"_Nữ Tỳ Thánh Thể
     Suy Niệm Thứ Bảy tuần VII thường niên năm A. Nữ Tỳ Thánh Thể.