LỜI CHÚA Mc 2: 18
– 22
(18) Bấy giờ các môn
đệ ông Gioan và các người Pharisêu đang ăn chay; có người đến hỏi Ðức Giêsu:
"Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn
đệ ông lại không ăn chay?" (19) Ðức Giêsu trả lời: "Chẳng
lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu
chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. (20) Nhưng khi tới
ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. (21)
Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng mới đã vá vào sẽ kéo vải
cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. (22) Cũng không ai đổ rượu
mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu
cũng hư. Nhưng rượu mới, thì phải bầu mới!"
SUY NIỆM
Phẩm
tính làm cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa là con người có tự do. Tự do
là điều mà chúng ta là con người thực sự trân trọng. Để được tự do, mọi người sẵn
sàng chiến đấu và thậm chí chết vì nó. Tuy nhiên, để có được tự do tuyệt đối có
lẽ chỉ là một ý niệm và chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng.
Bởi
vì tự do thực sự nằm trong sự vâng phục, điều này có vẻ như là một sự mâu thuẫn
của các điều kiện. Chúa
Giêsu là Thiên Chúa và do đó, Ngài có quyền tự do tuyệt đối để làm bất cứ điều
gì Ngài muốn. Nhưng
khi Ngài còn ở trên trần gian, Ngài đã hạ mình khiêm nhường vâng phục Cha Ngài. Đó
là một sự vâng lời thậm chí kéo theo nước mắt và đau khổ.
Tuy
nhiên, chính trong sự vâng phục, Chúa Giêsu đã cho thấy tự do đích thực là gì. Bởi
vì tự do đích thực được tìm thấy khi làm theo ý muốn của Chúa Cha. Chúng
ta có thể có bất kỳ ý tưởng tự do nào, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Nơi Ngài, chúng
ta hiểu rằng sự vâng lời mang lại tự do thực sự. Điều
đó có thể không tương ứng với ý tưởng hoặc suy nghĩ của chúng ta. Nhưng
khi chúng ta vâng lời và làm theo những gì Chúa Giêsu đang dạy, thì chúng ta
như rượu mới trong vỏ mới.
Hôm
nay chúng ta bắt đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. Có thể
nói nguyên nhân căn cơ nhất gây ra sự chia rẽ Giáo hội của Chúa Kitô đó là do ý
riêng, do nại vào sự tự do của con người chúng ta. Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu,
là những người cùng tin vào Đức Giêsu Kitô, đã nhen nhúm ngay từ thời kỳ sơ
khai của Giáo hội.
Bắt
đầu là những căng thẳng giữa cộng đoàn Kitô hữu gốc Do Thái và Kitô hữu gốc
lương dân. “Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc
về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức
Kitô."(1 Cr 1,12). Đến
thế kỷ V xảy ra hiện tượng một nhóm tín hữu tách rời ra khỏi Giáo hội vì quan
điểm thần học khác biệt và sau đó là những quan điểm thần học đối nghịch với
Kitô giáo.
Nhưng
vào năm 1054 khi hai Giáo hội Đông Phương và Tây Phương ra vạ tuyệt thông cho
nhau, khiến cho Giáo hội bị chia rẽ thành Công Giáo và Chính Thống. Tiếp
đến vào thế kỷ XVI có phong trào cải cách Tin Lành với Martin Luther ở Đức,
John Calvin ở Thụy sĩ, Anh Giáo với Vua Henry VIII,
… Rồi
các thế kỷ tiếp theo đã nảy sinh ra nhiều cộng đoàn Kitô khác nhau.
Chính
Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ và sau này là những người tin được nên
một như Cha và Ngài là một. Nên một là một biểu hiện của một tình yêu tinh
ròng, một tình yêu không mang dáng dấp sự vị kỷ, là sự tự do đích thật trong
Chúa.
Nên
một trong tình yêu của Thiên Chúa là điều tốt đẹp nhất Thiên Chúa muốn chúng ta
làm. Ngài đã cầu nguyện với tất cả tình thương của Ngài cho chúng ta được như
thế. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa là Cha của chúng ta cho chúng ta được nên một
trong tình yêu của Ngài, và cho chúng ta sức mạnh để làm cho tình yêu của Thiên
Chúa được lớn lên và sinh hoa kết trái giữa chúng ta. Amen.
Bertrand Nguyễn Thanh
Hoài, CSF