LUẬT và TỘI
LỜI CHÚA Rm 7, 7-13 và St 3, 1-7
7
Vậy phải nói sao? Lề Luật là tội chăng? Không phải thế! Nhưng tôi đã chẳng biết
tội là gì nếu không có Lề Luật. Thật vậy, tôi đã chẳng biết ham muốn là gì, nếu
Luật không dạy: Ngươi không được ham muốn.8 TỘI đã thừa cơ, dùng
điều răn mà làm nảy sinh trong tôi đủ thứ ham muốn. Thật vậy, không có Lề Luật
thì TỘI đã chết rồi.
9
Xưa kia, không có Luật thì tôi sống; nhưng từ khi có điều răn thì TỘI bắt đầu
sống,10 còn tôi thì chết. Thành thử điều răn lẽ ra phải đưa đến sự
sống, lại dẫn tôi đến chỗ chết.11 Quả thế, TỘI đã thừa cơ, dùng điều
răn để quyến rũ tôi và cũng dùng điều răn đó để giết tôi.
12
Như vậy, Lề Luật là thánh, và điều răn cũng là thánh, đúng và tốt.13
Vậy phải chăng điều tốt lại đã gây nên cái chết cho tôi? Không phải thế! Nhưng
chính TỘI đã dùng điều tốt mà gây nên cái chết cho tôi: như vậy, TỘI để lộ chân
tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó. (Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKVP)
1. Lề Luật và TỘI/Con Rắn (c. 7-8)
2. Lề Luật, TỘI/Con
Rắn và sự chết (c. 9-11)
3. TỘI để lộ
chân tướng (c. 12-13)
*
* *
- Khung cảnh: vườn Eden
- Ơn xin:
Ø Xin
ánh sáng của Lời Chúa làm cho chúng ta nhận ra khuôn mặt thật của Con Rắn và
cách hành xử của Con Rắn, mà thánh Phao-lô gọi là TỘI, ở khắp nơi, bên trong cũng
như ở bên ngoài chúng ta. Vì khi nhận ra, chúng ta đã bước vào hành trình được
chữa lành rồi.
Ø Xin
Lời Chúa giúp chúng ta nhận ra Sự Dữ và tất cả những gì liên quan đến Sự Dữ
trong tương quan với Luật. Và vì Luật thuộc về Kinh Thánh và là một trong những
yếu tố thiết yếu hay nền tảng làm nên Kinh Thánh, xin cho chúng ta hiểu Luật
loan báo Đức Ki-tô và được Đức Ki-tô hoàn tất (x. Mt 5, 17 và Lc 24, 44).
*
* *
Khi nói về Tội
Nguyên Tổ, “người ta” hay có khi chính chúng ta nữa, luôn lên án con người,
nhưng Lời Chúa nói về tội nguyên tổ, trong St 3, 1-7, không lên án con người,
hay ít nhất không đổ hết trách nhiệm cho con người, bởi vì nguyên nhân khởi đầu
là Con Rắn. Chính vì thế, lời tuyên án của Thiên Chúa dành cho Con Rắn là nặng
nề nhất. Và vì Con Rắn dựa vào lệnh truyền để làm cho con người quên ơn, nghi
ngờ tình yêu Thiên Chúa và tức khắc ham muốn thần tính của Thiên Chúa, nên Thiên
Chúa cũng có trách nhiệm. Vì thế, con người đáng thương hơn là đáng phạt. Hình
phạt nếu có, đã hàm chứa ngay trong hành vi vi phạm rồi. Như thánh Phao-lô nói:
“Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không tuân phục, để thương xót mọi
người” (Rm 11, 32). Và nơi Đức Ki-tô, Thiên Chúa vừa bày tò lòng thương xót,
vừa chữa lành và vừa chiến thắng Sự Dữ.
Và đó là mặc
khải đến từ Thiên Chúa, giải thoát chúng ta khỏi sức nặng trách nhiệm hoàn toàn
trong tội nguyên tổ, và vì thế trong mọi tội. Chúng ta hãy cảm nếm ơn giải
thoát khỏi “mặc cảm tội lỗi” và sự bình an, khi Lời Chúa giúp chúng ta hiểu về
tội như thế, tội nguyên tổ và ngang qua tội nguyên tổ, tội của loài người và
từng người chúng ta. Đúng là chúng ta có những hành động lỗi phạm lề luật và
giao ước, nhưng Lời Chúa mặc khải cho chúng ta những nguyên nhân sâu xa và ẩn
khuất, mà chính chúng ta không thể làm chủ được. Trong trong tội, con người vừa
là tác nhân và vừa là nạn nhân.
Chúng ta hiểu
mặc khải của sách Sáng Thế về Tội như thế là nhờ sự hiểu biết thâm sâu của
Thánh Phao-lô. Thực vậy, khi nói về Tội, thánh Phao lô đã biện hộ cho con
người, khi làm rõ nguyên nhân đầu tiên, ở bên ngoài con người và mạnh hơn con
người: đó là con rắn, mà ngài gọi đích danh là TỘI, như người phụ nữ nói: “Con
rắn đã lừa dối con, nên con ăn” (St 3, 13). Trong Rm 7, 7-13, Tội là một “nhân
vật”; vì thế, khi suy niệm, chúng ta cần phân biệt: “TỘI” như là nhân vật (Con
rắn theo St 3, và Satan theo Kh 12), và “tội” như hành vi lỗi phạm.
1. Lề Luật và TỘI/Con Rắn (c. 7-8)
Thánh Phaolo nói
về tương quan giữa Luật và Tội. Có luật mới có tội,
và “Con Rắn”, mà thánh Phaolo gọi là TỘI, nghĩa là Satan hay Ma Quỉ, thừa cơ
dựa vào luật như phương tiện, để làm cho tội sinh sôi nảy nở và gây ra bầu khí
chết chóc: tự lên án mình, lên án nhau và hiểu lệch lạc về Thiên Chúa, khi cho
rằng Thiên Chúa chuyên cấm đoán, xét xử, kết án và áp đặt hình phạt. Vậy, phải
chăng luật là tội? Không phải thế!
Nhưng một đàng,
khi luật dậy: “ngươi không được ham muốn”, tương đương với lệnh truyền: “Người
không được ăn”, vô tình đã khơi dậy nơi người giữ luật lòng ham muốn! Ở đây,
thánh Phao-lô đã qui mọi lề luật về công thức căn bản: không được ham muốn; và
mệnh đề này đụng chạm đến gốc rễ vô hình của tội, đó là lòng ham muốn. Vì thế,
Trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su đã đụng chạm đến lòng ham muốn, khi nói về
tội ngoại tình (Mt 5, 27). Thật vậy, khi luật dậy: ngươi không được ham muốn
điều này điều kia, thì đồng thời cũng đã khơi dậy trong tôi sự ham muốn điều đó
rồi. Bởi lẽ, đối tượng bị cấm có sức thu hút. Con người đã không để ý và ham
muốn trái cấm, nếu Thiên Chúa không nói, ngươi không được ăn trái đó! Đây chính
là vấn đề của các môn học về tội: trong một số trường hợp, càng mô tả chi tiết
một tội, để xác định như thế nào là chưa, như thế nào là nhẹ, như thế nào là
nặng…, càng khơi dậy lòng ham muốn và đi đôi với lòng ham muốn là sự tính toán:
tôi chỉ phạm tới đó thôi! Nhưng, một khi để cho lòng ham muốn chi phối, thì con
người không thể dừng lại được. Lời của Đức Giê-su mời gọi chúng ta “quay lưng”
lại với tội và để cho Thánh Thần lôi cuốn chúng ta theo một năng động khác.
Và đàng khác,
theo thánh Phao-lô, Tội (Con Rắn) thừa cơ khơi dậy lòng ham muốn bằng sự xảo
quyệt (St 3, 1) và những lí lẽ giả tạo (sách Linh Thao, số 315). Và không chỉ ham muốn đối tượng bị cấm bởi lề
luật, nhưng còn dựa vào lề luật để gài bẫy, để thử, để dò xét kết án và phá
hủy. Bởi vì bản chất của Ma Quỉ là ham muốn; và nếu không có được điều mình ham
muốn, thì tìm cách phá hủy. Vì thế, không có luật, thì Tội “chết rồi”, vì không
có phương tiện để “gây án”. Trong vườn Eden, Con Rắn chỉ xuất hiện sau khi lệnh
truyền được công bố. Và chúng ta cũng có thể nhận ra điều này trong thực tế
cuộc sống.
Xin cho chúng ta
nhận được ơn giải thoát, đến từ Lời Chúa: nhận ra yếu tính của tội, cùng với
các nguyên nhân phức tạp (để định tội, phải tìm ra nguyên nhân), và không còn
mặc cảm.
2. Lề Luật, TỘI/Con Rắn và sự chết (c.
9-11)
Thánh Phaolo nói: “Thành thử điều răn lẽ ra
phải đưa đến sự sống, lại dẫn tôi đến chỗ chết. Quả thế, tội đã thừa cơ, dùng
điều răn để quyến rũ tôi và cũng dùng điều răn đó để giết tôi”. Và trong thư Cô-rin-tô,
thánh nhân đã viết: “Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần,
đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng
tại có Lề Luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng
nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (1Cr 15, 55-57). Thật vậy, trong thực tế,
có người dùng Luật để hại người và kẻ đầu tiên là “Con Rắn”, đã dùng chính lệnh
truyền của Thiên Chúa để gieo rắc sự nghi ngờ, ghen tị va ham muốn (St 3, 1-7).
Chính vì thế, Sách Khải Huyền gọi Satan lả “Kẻ Tố Cáo” (Kh 12, 7-10).
|
CON RẮN/TỘI
(và những người hành động
như Con Rắn,
ý thức hay không ý thức)
â â â
|
|
Tương quan ơn huệ
và tình yêu à
|
LỀ
LUẬT
ở mức độ chữ viết
(Mười Điều Răn và mọi
Lề Luật ở mọi nơi và mọi thời)
|
à
Ở lại trong tương quan
ơn huệ và tình yêu
với tâm tình biết ơn
và ca tụng
|
|
â â â
- Tố cáo,
lên án nhân danh Lề Luật (cho dù đúng Luật), bất chấp mục đích (hay tinh
thần) của Lề Luật, sự đau khổ của người bị lên án.
- Lên án vì
ghen ghét và với ý định làm hại, hủy diệt. Vì thế, rình rập, gài bẫy, vu cáo.
- Gieo nộc độc quên ơn, nghi
ngờ, ghen tị, ham muốn; từ đó, vi phạm, mặc cảm tội lỗi, gây ra bầu khí chết
chóc trong nội tâm và trong tương quan với người khác.
|
|
Ngoài ra, con
người còn hành xử giống như Satan, hoặc nghiêm trọng hơn, Satan hành động nơi
những con người cụ thể. Thật vậy, luật được lập ra là để phục vụ cho tương quan
tình yêu và sự sống, nhưng trong thực tế, luật trở thành phương tiện hại người,
thậm chí giết chết. Như thế, Luật bị cắt đứt khỏi cùng đích là sự sống. Chẳng
hạn, có người dùng luật “chớ giết người” để giết người bằng cách vu cáo. Bởi
lẽ, để hại người mà mình vẫn an toàn, thì không có cách nào khác là phải dựa
vào luật. Chính Đức Giê-su sẽ là nạn nhân tuyệt đối của hành vi kết án nhân
danh Lề Luật, bởi vì Ngài là Con Chiên Vô Tôi tuyệt đối: « Chúng tôi có Lề
Luật ; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết » (Ga 19, 7).
Nhưng Ngài dùng chính hành động giết Ngài nhân danh Lề Luật, để “hoàn tất” Lề
Luật.
3. TỘI để lộ chân tướng (c. 12-13)
Thánh Phao-lô
nói tiếp: “Vậy phải chăng điều tốt lại đã gây nên cái chết cho tôi? Không phải
thế! Nhưng chính tội đã dùng điều tốt mà gây nên cái chết cho tôi: như vậy, tội
để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó.” Như thế, chính
khi Tội dùng luật để gây nên cái chết cho con người, thì nó bị lộ chân tướng.
Và khi bị lộ, nó không còn nguy hiểm nữa, như trường hợp con rắn đồng bị treo
lên cao (Ds, 21, 4-9).
Chỉ nơi Đức
Ki-tô, tội mới bị lộ ra chân tướng thật sự. Bởi vì, khi dùng luật để gài bẫy và
làm cho chúng ta bị kết án, Tội tự biện minh được, vì chúng ta đã sa ngã. Nhưng
với Đức Ki-tô, Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Con Chiên Vô Tội, nên Tội
bị sẽ lộ ra nguyên hình, với dã tâm hủy diệt sự sống của nó. Đức Kitô trong
Cuộc Thương Khó, sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn. Thực vậy, thánh Phaolô nói,
Ngài lại tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) ;
và Ngài “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 và Gl 3, 13). Tội có bản chất
là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình
nơi thân xác nát tan của Đức Kitô. Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người
chúng ta hình dạng thật của Tội.
Theo lời của Đức
Chúa, Môsê khi đó đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên
nguyên nhân gây ra cái chết được phô bày ra đó, thì đã được chữa lành. Cũng
giống như khi người ta chữa bệnh: trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh;
và khi tìm được, thì hoặc dùng thuốc hóa giải nó đi, hoặc phải cắt bỏ ra khỏi
cơ thể. Giống như con rắn đồng trong sa mạc, chúng ta khi ngước nhìn lên Đức
Kitô chịu đóng đinh: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37). Nhưng
thay vì bị lên án, loài người chúng ta được mời gọi nhìn lên Đấng Chịu Đinh với
lòng tin để đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.
* * *
Tại sao Con Rắn, nghĩa là Tội, lại “phá
đám”? Và “phá đám” như thế nào? Lời Chúa không chỉ mặc khải thực tại Sự Dữ,
nhưng còn cách hành xử của nó, để chữa lành chúng ta. Và cách hành xử của Sự Dữ
liên quan đặc biệt đến luật, như thánh Phaolo đã nhận ra và giúp chúng ta nhận
ra. Và tương quan giữa Sự Dữ và Lề Luật đạt tới tột đỉnh nơi cái chết của Đức
Ki-tô và cũng được chứng thực trong
cuộc sống. Chúng ta đoạn tuyệt với Sự Dữ, vì chúng ta được dựng nên theo hình
ảnh Sự Thiện, nhưng trong cách hành xử, hay bị nhiễm cách hành xử, đặc biệt
trong những gì liên quan đến luật. Vì vậy, Đức Ki-tô đến để hoàn tất lề luật (x. Mt 5, 17; Lc
24, 44).
Đã đưa ra luật, và trong thực tế, có hành vi
vi phạm, thì phải xét xử và đưa ra hình phạt (St 3), nếu không, sẽ không còn là
luật. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính của luật, không phải là ý định
của Thiên Chúa, và cũng không
phù hợp với con tim, khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa. Ơn huệ sáng tạo và sự sống mời gọi chúng
ta xác tín điều này. Hơn nữa, hình phạt của Thiên Chúa, sau tội nguyên tổ, xét cho cùng thuộc về
thân phận con người; và Người vẫn quan tâm đến sự sống của con người: thay áo
lá bằng áo da cho Ông Bà Nguyên Tổ; bởi vì, sự sống bị nhiễm độc bởi vô ơn,
nghi ngờ, sẽ rất khó khăn và chết chóc.
Thiên Chúa đã dựa vào luật để xét xử, nhưng nơi Đức
Ki-tô, không còn xét xử và lên án nữa
(Rm 8, 1), nhưng chỉ còn tình yêu và luật tình yêu. Và như thế, Con Rắn, không
biết dựa vào đâu để “thừa cơ”! Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa ẩn mặt dưới luật, nên con Con Rắn thừa cơ,
làm con người hiểu sai về Thiên Chúa; nhưng nơi Đức Ki-tô
chịu thương khó, khuôn mặt của Thiên Chúa trở nên rạng ngời; và Con Rắn cũng bị lộ chân tượng nguyên hình.
Vi phạm luật có
nguồn gốc là vấn đề nội tâm, chính vì thế để “hoàn tất lề luật”, cũng phải khởi
đi từ vấn đề nội tâm. Đó chính là cách Đức Giê-su mời gọi chúng ta hoàn tất lề
luật (Mt 5, 17-48). Và Người không chỉ mời gọi, nhưng còn tái sinh nội tâm
chúng ta bằng Lời, Mình và Máu của chính Người.
Lm Giuse
Nguyễn Văn Lộc