Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Giáng Sinh

Sống chứng nhân

 (Ga 1, 19-28)

814417798_e9de5f0d2d.jpg(19) Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Dothái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" (20) Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô". (21) Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlia không?" Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?" Ông đáp: "Không." (22) Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?" (23) Ông nói:

Tôi là tiếng người hô trong hoang địa:

Hãy sửa đường cho thẳng để Ðức Chúa đi,

như ngôn sứ I-sai-a đã nói. (24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pharisêu. (25) Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Ðấng Kitô, cũng không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ?" (26) Ông Gioan trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." (28) Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.

SUY NIỆM:

          Mở đầu Tin mừng Gioan, sau lời tựa tác giả trình bày sứ vụ của Chúa Giêsu – Ngôi lời Thiên Chúa qua Lời chứng của Gioan Tiền Hô, Ông là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước, tiên báo và dọn đường cho Đấng Mêsia- Chúng ta hãy cùng bước theo Thánh Sử, xem ông đã trình bày về lời chứng của Thánh Gioan Tiền Hô về Chúa Giêsu như thế nào.

          Trong câu 19, Thánh Sử khẳng định: “Đây là Lời chứng của ông Gioan…"Ông Gioan làm chứng bằng “ Lời” về chính bản thân mình khi được một số Thầy Lê Vi và các Tư Tế đến hỏi “ Ông là ai?”. Vì sao họ lại hỏi ông câu này? Thưa vì: dân chúng quá ngưỡng mộ ông Gioan xem  ông như một vị tiên tri thời xưa sống lại. Họ đã nghe lời ông rao giảng và ăn năn sám hối theo tình trạng tội lỗi hoặc bổn phận của họ: “ai có hai áo,hãy chia… đừng đòi hỏi quá mức… chớ hà hiếp, đừng tống tiền…hãy an phận với đồng lương” (x.lc 3,10-14). Dân dân lũ lượt kéo theo ông Gioan đến nỗi các Tư Tế và thầy Lêvi phải xao động và tìm hiểu về căn tính đích thực của Gioan “Ông là ai?”.Gioan biết họ tưởng ông là Đấng Mêsia, nên ông trả lời “Tôi không phải là Đấng Mêsia…Tôi không phải là Êlia… cũng không phải là một vị ngôn sứ…”. Câu trả lời đầy khiêm tốn của Gioan khiến họ thêm nghi ngờ về dự đoán của họ. Họ hết kiên nhẫn và cũng chẳng muốn tìm hiểu hơn nữa, nên họ gặng hỏi: “ông là ai để chúng tôi trả lời cho những người cử chúng tôi đến? (c.22a). Điều này chứng tỏ họ theo ông không phải để được sám hối, để được thứ tha lỗi lầm, nhưng là để tò mò và hơn nữa để có thêm chứng cớ mà khai trừ. Họ buộc Gioan phải trả lời về chính căn tính của mình “ông nói gì về chính ông?” (c,22b).

          Đến lúc này, Gioan mới làm chứng về mình “Tôi là tiếng hô…để sửa đường cho Đức Chúa”(c.23). Một tiếng hô vang lên lạc lõng nơi sa mạc, chứ không nơi thành thị phố xá đông người . Tiếng hô này có một sứ mạng quan trọng. Đó là giới thiệu Đấng Cứu Thế cho dân của Ngài. Tiếng hô này cũng dần dần đến với Đấng Cứu Độ và cũng là Thiên Chúa của họ: “ Tôi chỉ làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông… tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (c. 26-27). Phép rửa của Ông Gioan mới chỉ là bước đầu sám hối, để xứng đáng bước vào Nước Trời, làm con dân Nước Trời và suy phục một vị vua, của lòng họ mà thôi. Vị Tiền Hô này cũng đưa ra dấu hiệu về Đấng Mêsia cho dân: “Người ở giữa các ông”. Như thế, Thiên Chúa đã cư ngụ và cắm lều giữa dân Người. Người đã đến nhà mình mà không được tiếp nhận (c.11). Uy quyền của Đấng này rất cao vời đến nổi Gioan. người mà được dân chúng suy tôn không đáng cởi quai dép , không xứng đáng làm nô lệ cho Người. Mặc dù chưa thấy Đức Giêsu, nhưng Gioan đã mạnh dạn làm chứng bằng chính lời nói, hành động và nhất là bằng cái chết của mình. Ông đã làm tròn vai trò  ngôn sứ của Đấng Cứu Thế. Còn chúng ta thì  sao? Từ khi lãnh nhận Bí Tích rửa tội, chúng ta có thi hành chức vụ ngôn sứ của mình chưa? Chúng ta có dám làm chứng về sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa nhân loại trong thế giới hỗn độn, thế giới vật chất đầy hưởng thụ này  không?. Hay chúng ta e ngại vì sợ bị chê là “ đạo của các bà già” mà chỉ tin vào những tiện nghi vật chất và những lợi nhuận có trưóc mắt ? Hay chúng ta sợ bị thua thiệt cả về vật chất, tinh thần, ngay cả mạng sống… khi làm chứng cho một nền công lý, bình an và hy vọng.

          Lạy Chúa, xin hãy ban thêm Thánh Thần Chúa để chúng con đủ sức và can đảm làm chứng cho Chúa trong lòng thế giới hôm nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba tuần I Mùa Chay - Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần I Mùa Chay_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Sau Lễ Hiển Linh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Lễ Hiển Linh_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Sau Lễ Hiển Linh_ Nt. Maria Phạm Thực

Các bài viết cũ hơn
     LỄ MẸ THIÊN CHÚA. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH: THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH-THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. M. Joseph Đinh Thị Đào
     SUY NIỆM THỨ BÀY TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     LỄ THÁNH GIA THẤT: GIA ĐÌNH CỘNG ĐOÀN PHỤNG TỰ. Lm. Giuse Đỗ Đức trí
     Gia Đình: Cộng Đoàn Tình Yêu. Vinh sơn. Dương Văn Đức
     BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM!
     VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
     NGÀI LÀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚNG TA. MN chuyển ngữ