CHỦ NHẬT
2 PHỤC SINH
B
Sứ điệp
Phục
sinh mời
gọi
thay đổi
hoàn toàn cuộc
sống.
Nếu
lễ
Phục
sinh là điểm
đến
của
Đức
Ki tô, thì nó vẫn
là điểm
khởi
hành của
người
ki tô hữu
phải
đi vào cuộc
sám hối
thường
xuyên. Nếu
chúng ta thực
sự
được
thấm
nhuần
tình yêu, mọi
sự
sẽ
thay đổi:
từ
những
tương
giao của
chúng ta với
tha nhân, tới
cách dùng của
cải
trần
gian, thậm
chí cả
các ý niệm
của
chúng ta về
cộng
đoàn gia đình, giáo xứ
hoặc
cộng
đòan phổ
quát.
Sách Cv
4,32-35:
Cộng đòan lí tưởng
mà sách Công vụ
đã mô tả
vào sau ngày Phục
sinh vốn
rất
mong manh. Dù sao đó là một
lí tưởng
đề
ra cho chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Thần Tình yêu hướng
dẫn
chúng ta biết
chia sẻ
tình yêu mà chính Chúa Giê su đã làm chứng cho chúng ta một
cách hoàn hảo.
Thánh vịnh 117:
Thánh vịnh nầy
được
đề
nghị
cầu
nguyện
trong Ngày Phục
sinh. Nó cho chúng ta thấy
cách thức
mà Thiên Chúa đã thực
hiện
để
thay đổi
những
tình huống
xấu
nhất
trở
nên ích lợi
cho Dân Người.
Vì Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ được
gọi
là Thiên Chúa có quyền
năng thực
hiện
được
cả
những
điều
bất
khả
thực
hiện,
bởi
đó, niềm
hi vọng
của
chúng ta đặt
nơi
Người
sẽ
không bao giờ
bị
thất
vọng.
Thư thư
nhất thánh Gio an
Đức tin giúp chúng ta nhìn mọi
sự
trong ánh sáng của
Tình yêu đã được
khẳng
định
nơi
Chúa Giê su, bị
phó nộp
vì chúng ta và bị
đâm thâu trên Thánh giá. Nếu chúng ta nhìn nhận
Ngài là Con Thiên Chúa, đấng
thể
hiện
Tình yêu của
Cha, thì chúng ta sẽ
sống
bằng
Tình yêu và chúng ta sẽ
đủ
khả
năng
chế
ngự
mãnh lực
của
sự
dữ.
Tin mừng Ga 20,19-31
NGỮ CẢNH
Trong bốn sách Tin Mừng,
chóp đỉnh
của
các trình thuật
Chúa Giê su sống
lại
là việc
Người
hiện
ra cho nhóm Mười
Một qui tụ
ở
một
nơi.
Dù cho hoàn cảnh
và các chi tiết
có khác nhau, thì lời
khẳng
định
vẫn
luôn luôn như
nhau: Đức
Ki tô đã sống
lại.
Và tất
cả
đều
nhấn
mạnh
đến
sự
thử
thách của
đức
tin. Riêng đối
với
Gioan trong câu chuyện
về
ông Tô ma, tác giả
đề
cao sự
tiến
triển đức
tin vào Chúa Giê su sống
lại
qua hai giai đoạn.
Và trình thuật
khép lại
với
một
vài khẳng
định
cốt
yếu:
ơn
ban Thánh Thần,
sự
tha tội,
sai đi truyền
giáo, khẳng
định
của
niềm
tin hoàn toàn vào Chúa Giê su, là Chúa và là Thiên Chúa.
TÌM HIỂU
Vào chiều ngày ấy: bà Ma ri a Mác đa la đi
ra mồ từ “sáng sớm”
(20,1). Đối
với
nhóm Mười
Một,
một
ngày dài đã trôi qua trước
cuộc
hội
ngộ
nầy. Các cuộc
hiện
ra của
đấng
Phục
sinh với
các môn đệ
diễn
ra vào buổi
chiều
(6,16; 13-17), nhưng
cũng
còn trong ngày thứ
nhất
(20,1.26).
Các cửa đều
đóng kín: niềm
tin của
Mác đa la đầy
ngẫu
hứng
và tình cảm.
Bà đi thẳng
đến
Chúa và đã gặp
thấy
Ngài. Còn các
môn đệ thì khác, họ còn chưa
hết
“sốc”
bởi
nỗi
sợ
hãi người
Do thái; dù có những
bước
chân của
Phê rô và Gio an, họ
vẫn
còn ẩn
trốn
trong nhà. Vì thế
Chúa Giê su cần
phải
ban cho họ
niềm
xác tín là Ngài đã sống
lại.
Các trình thuật
nầy
có lẽ
phản
ánh nỗi khó
khăn
mà Giáo hội gặp phải:
một
vài người
mạnh
dạn
đến
với
Chúa với
niềm
tin đơn
sơ;
một
số
khác thì chậm
chạp
hơn
vì nhiều
thử
thách mà cộng
đoàn phải
vượt
qua.
Chúa Giê su đứng giữa
các ông: “Đâu
có hai hay ba người
tụ
họp
nhân danh ta, có ta ở
giữa họ” (Mt 18,20).
Bình an cho anh em: lời
chào được
lặp
lại
ở
câu 21. Đó
là câu chào hỏi
bình thường
trong ngôn ngữ
sê mít. Tuy nhiên, bình an là một khái niệm giàu ý nghĩa
bao hàm toàn bộ
những
gì làm cho cuộc
sống
được
hạnh
phúc. Sự
bình an của
thời
đại
cánh chung đã
được các tiên tri loan báo là một ơn
ban quí giá nhất
mà Thiên Chúa dành cho con người. Ơn bình an được
ban cho là nhờ
vào những
nỗi
khổ
đau mà người
Tôi Tớ
phải
gánh chịu:
“Chính người
đã bị
đâm vì chúng ta phạm
tội,
bị
nghiền
nát vì chúng ta
lỗi lầm;
người
đã chịu
sửa
trị
để
chúng ta được
bình an, đã phải
mang thương
tích cho chúng ta được
chữa
lành” (Is
53,5).
Khi Chúa Giê su xuất hiện
ở
giữa
các môn đệ
của
Ngài, không những
Ngài cầu
chúc, mà còn ban cho sự
bình an (x.14,27; 16,33). Sau nầy Phao lô sẽ nói về
Đức
Ki tô rằng:
Ngài qui tụ
các kẻ
thuộc
về
Ngài trong chính sự
chết
và sự
phục
sinh của
Ngài: “Ngài
là chính sự bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
Xem tay và cạnh sườn:như
ở
Luca 24,39, Chúa Giê su muốn liên kết những
đau khổ
mà Ngài đã chịu
với
cuộc
phục
sinh của
Ngài, khi tỏ
cho thấy
các vết
thương
của
Ngài. Trong các tác giả
tin mừng,
chỉ
có Gioan đề
cập
và đến
ba lần
(ở
đây và cc, 25-27) đến
vết
thương
cạnh
sườn
Ngài (x. 19,34-37).
Vui mừng: giờ
đây mọi
sự
đã thay đổi.
Với
sự
phục
sinh, lời
kinh của
Chúa Giê su dâng lên Cha đã được chấp nhận: “Để
họ
được
hưởng
trọn
vẹn
niềm
vui của
con” (Ga
17,l3).
Thầy cũng
sai anh em:
Chúa Giê su hiện ra với các môn đệ
của
Ngài không chỉ
để
gợi
lại
cho họ
mhớ
về
Ngài, nhưng
còn để
sai phái họ
ra đi. Cả
bốn
tin mừng
đều
đồng
qui về
điểm
đó (Mt 28,19; Mc 16,15; Lc 24,47; x. Cv 1,8).
Sứ mạng
đó là một
trong những
đối
tượng
mà Chúa Giê su đã cầu
nguyện
cho các môn đệ
của
Ngài (17,18). Với
mục
đích là nhằm
nối
tiếp
sứ
mạng
mà Ngài đã lãnh nhận
từ
nơi
Chúa Cha.
Chúa Giê su lặp lại “Bình an cho các con”.
Ra đi vào thế
gian, họ
mang theo mình sự
bình an của
Thiên Chúa.
Thổi hơi: đối
với
Gio an, cử
chỉ
nầy
là dấu
chỉ
đưa
đến
một
thực
tại
sâu xa hơn.
Hơi
thở
mà Chúa Giê su khi sinh thì, đã trao lại trên thánh giá (19,30) là hơi
thở
của
Thiên Chúa, tức
là Thánh Thần.
Ơn
ban Thánh Thần
đó được
liên kết
mật
thiết
với
cái chết
và sự
phục
sinh của
Ngài. Lu ca bố
trí biến
cố
Thánh Thần
hiện
xuống
năm
mươi
ngày sau (Cv 2,1-4), cũng
đặt
mối
tương
quan đó trong một
lời
hứa Chúa Giê
su ban cho các môn đệ trong chính ngày Phục
sinh (24,49).
Với sự
phục
sinh Chúa Giê su, lịch
sử
cứu
độ
đạt
tới
giai đoạn
cuối
cùng. Vào lúc khởi
đầu:
Thiên Chúa đã “thổi
sinh khí” (Stk 2,7) vào lỗ
mũi
người
nam. Chúa Giê su phục
sinh ngự
tại
trung tâm thế
giới
mới,
mà ngài đã tác sinh bằng
cách thông truyền
hơi
thở
của
chính Thiên Chúa để
cho thế
giới
được
sống.
Tha tội: sứ
mạng
truyền
giáo bao gồm
việc
tha tội
(x. Lc 24,47). Ngay từ
đầu,
sách tin mừng
Gioan đưa
ra một
lời
mời
gọi
tiếp
nhận
sự
sống ngang
qua niềm tin vào Chúa Giê su; do đó, tội
lỗi
căn
bản
chính là sự
từ
chối
tin. Gia nhập
vào cộng
đoàn các tín hữu,
tức
là những
người
đặt
niềm
tin vào Chúa Giê su phục
sinh, có nghĩa
là xác nhận
rằng
tội
riêng đã được
tha thứ.
Cầm giữ
ai: tha thứ-cầm
giữ
chỉ
là hai mặt
song đối
của
một
tổng
thể
duy nhất
là sứ
mạng
của
Chúa Giê su hoàn toàn hướng
về
ơn
cứu
độ
(3,16-17; 5,20-30).
Tô ma: trong khi các tin mừng
khác đề
cập
đến
sự
hồ
nghi nơi
các môn đệ
trước
việc
sống
lại
của
Chúa Giê su, thì Gio an theo thói quen, nhân cách hoá câu chuyện.
Mười Hai: nhóm Mười
Hai là nhóm các nhân chứng
đức
tin, chỉ
được
Gioan gợi
lại
ở
đây và ở
đoạn
6,67-71.
Chúng tôi đã được thấy: sứ
điệp
đi ngay vào điểm
cốt
yếu
của
lời
chứng,
như
trong câu nói của
Ma ri a Mag đa la (20,18).
Nếu tôi không thấy: “thấy”
và “tin” là hai động
tác căn
bản
đối
với
Chúa Giê su phục
sinh (20,8.18). Sự
đòi hỏi
của
Tô ma chuẩn
bị
cho giáo huấn
của
Chúa Giê su (20,29).
Dấu đinh:chi tiếtgợi
nhớ
về
cuộc
khổ
nạn
được
nhấn
mạnh
và lặp
đi lặp
lại
(20,20.27).
Chúa Giê su hiện ra và đòi hỏi đức
tin, chính là đấng
đã thực
sự
chịu
đau khổ
cho đến
chết.
Nếu
Ngài đang sống
thì cũng
vì Ngài đã chấp
nhận
trao ban sự
sống
(x. 12,25).
Tám ngày sau: ngày này đối
với
người
ki tô hữu
được
coi như
khởi
đầu
tạo
thành mới,
loan báo trước
Ngày của
Chúa, khi sự
tạo
dựng
ngày thứ
nhất
đã hoàn tất.
Cạnh sườn
Thầy: đối
với
Gio an, vết
thương
ở
cạnh
sườn
mang một
ý nghĩa
quan trọng.
Nó mời
gọi
nhận
ra nơi
Chúa Giê su là đấng
hoàn tất
Thánh Kinh.
Lạy Chúa của
con, lạy
Thiên Chúa của
con!: sách
Tin mừng không nói là ông Tô ma đã đáp lại
lời
mời
gọi
của
Chúa Giê su và đã xỏ
bàn tay vào các vết
thương.
Chỉ
nguyên việc
gặp
gở
Chúa Giê su phục
sinh thôi cũng
đã biến
người
cứng
lòng tin số
một
trở
thành mẫu
mực
và phát ngôn viên cho
tất cả
mọi
người
tín hữu.
Tô ma đồng
hóa Chúa Giê su với
Chúa của
Is ra el,với
Thiên Chúa của
mọi
tín hữu.
Phúc: mối phúc nầy
được
chuẩn
bị
bởi
hai trình thuật
đi trước.
Chính việc
được
“thấy”
là đặc
ân dành cho một
vài người,
bởi
vì họ
đã được
chọn
trước làm chứng
nhân cho Đức
Ki tô và xây dựng
Hội
Thánh. Nhưng
tất
cả
các tín hữu
được
mời
gọi
nhận
biết
Chúa Giê su phục
sinh mà không được
phúc nhìn thấy
Ngài. Người
môn đệ
được
Chúa Giê su yêu mến
đã không cần
nhìn mới
tin (20,8). Ngài thật
có phúc, và cùng
với ngài tất
cả
những
người
trong Hội
Thánh biết
tuyên xưng
niềm
tin vào Chúa Giê su phục
sinh dựa
vào chứng
tá của
nhóm Mười
Hai và nhờ
lời
tuyên xưng
của
ông Tôma (1Pr 1,8).
SỨ ĐIỆP
Mùa Phục
sinh dành cho chúng ta 50 ngày hồng phúc để
mừng
Đức
Ki tô sống
lại, chiến
thắng
sự
chết
và tội
lỗi.
Các môn đệ
của
Ngài đã trải
qua các biến
cố
bi thương
từ
lúc Ngài bị
lên án cho đến
chết
trên thập
giá. Họ
không thể
hãnh diện
về
mình, vì đã bỏ
Thầy mà chạy
trốn
hết.
Phê
rô cũng đã chối
Ngài. Hơn
nữa,
họ
cảm
thấy
bị
hăm
dọa,
chờ
đến
phiên mình cũng
bị
tìm bắt
và lên án như
thầy
mình.
Chính
trong lúc mà họ ít mong gặp
lại
Ngài nhất
thì chính Chúa Giê su đã thân hành đến
gặp
họ.
Ngài không trách họ
đã bỏ
rơi
Ngài, đã không tin vào Ngài. Ngài chào họ:
« Bình an ở
cùng anh
em » chính lả để ban bình an lại
cho họ,
để
khơi
lại
đức
tin và niềm
hi vọng
nơi
họ.
Khi chúng ta muốn
đem lại
bình an lại
cho ai, thì điều
đó có nghĩa
là chúng ta muốn
hòa giải
với
họ.
Sự
hòa giải
đó, Chúa Giê su không ngừng công bố
trong suốt
sứ
vụ
của
mình. Hôm nay, Ngài gặp
lại
các môn đệ
vẫn
còn hết
sức
sợ
hải
vì những
biến
cố
ấy.
Ngang
qua cuộc gặp gỡ
nầy,
Chúa Giê su vừa
thiết
lập
các mối
tương
quan tin tưởng
và huynh đệ.
Nhờ
đó, các môn đệ
sẽ
mạnh
mẽ
hơn
cho sứ
mạng
mà Ngài giao phó. Khi Ngài chết, họ
tin rằng
mọi
sự
đã chấm
dứt
và không còn có hi vọng
nào nữa.
Nhưng
ngày Phục
sinh, tất
cả
đã đổi
thay: Chúa Giê su phục
sinh trở
nên nguồn
ánh sáng, bình an và niềm
vui cho họ.
Bài
tin mừng nầy
đặt
ra cho đức
tin của
chúng ta một
số
câu hỏi:
chúng
ta đã tiếp nhận
tin mừng
thế
nào? Chúng ta đã không thấy
Chúa Giê su phục
sinh, cũng
không có một
chứng
cớ
nào cả.
Tất
cả
những
gì chúng ta tin là dựa
vào lời
chứng
của
các môn đệ.
Dựa
trên những
chứng
từ
mạnh
mẽ
của
các ngài chúng ta đã xây dựng
đức
tin của
chúng ta.
Chúng
ta hãy trở lại trường
hợp
của
Tông đồ
Tô ma để
có thể
hiểu
rõ hơn.
Trong ngôn ngữ
bình thường,
người
ta vẫn
thường
nghe nói: “Tôi là Tô ma, tôi chỉ tin điều
tôi thấy”.
Đúng
vậy,
nhiều
người
thấy
mình giống
Tôma, nghi ngờ
cho đến
khi có chứng
cớ.
Nghi ngờ
không phải
là chối
bỏ
Thiên Chúa hay Đức
Ki tô. Chỉ
vì họ
không thể
khẳng
định
được
điều
gì cả.
Như
một
ngày nọ
có người nói: «Nếu
Thiên Chúa hiện
hữu,
thì có lẽ
Ngài được
tôn kính qua cuộc
sống
chứng
nhân thầm
lặng
nơi
người
tín hữu
hơn là các bài diễn
văn
dài của
người
tin rằng biết
tất
cả
về
Ngài ».
Tôma
thuộc thành phần
những
người
đã nghi ngờ.
Nhung nếu
để
ý, chúng ta khám phá ra rằng
ông là người
đầu
tiên tin thật vào Chúa Giê su sống
lại,
vì đã tuyên xưng
với
Chúa Giê su rằng:
«Lạy Chúa, lạy
Thiên Chúa con».
Các môn đệ khác thì chỉ
nhìn thấy
Chúa, còn ông, ông tiến
xa hơn
khi nói lên niềm
tin của
mình. Chúa Giê su không còn chỉ là người
bạn
như
trước,
mà là «Chúa
và Thiên Chúa của tôi». Chính Chúa gặp
gỡ
chúng ta trong những
lúc nghi
ngờ, vấn nạn,
phản
kháng, giận
dữ
của
chúng ta nữa.
Như
Tôma, chúng ta được
mời
gọi
làm một
hành vi đức
tin khiêm tốn
và thành thật.
Chấp
nhận
tin như
thế
không phải
là đầu
hàng hay bỏ
cuộc,
nhưng
là tiếp
nhận
ánh sáng tràn ngập
chúng ta, đem lại
sự
bình
an nơi thâm sâu nhất
trong tâm hồn.
Bấy
giờ
như
ông, chúng ta cũng
có thể
nói: «Lạy
Chúa, lạy
Thiên Chúa của
con !».
Chính
như thế mà mọi
cuộc
gặp
gỡ
với
Chúa là một
kinh nghiệm
mạnh
mẽ.
Tin mừng
nói với
chúng ta rằng
kinh nghiệm
ấy
diễn
ra vào ngày thứ
nhất
trong tuần,
nghĩa
là vào ngày chủ
nhật.
Vào ngày ấy,
Chúa Giê su lần
đầu
tiên gặp
gỡ
tất
cả
các môn đệ
trừ
ông Tô ma. Ông phải
chờ
đợi
tám ngày sau, nghĩa
là một
ngày chủ
nhật
nữa.
Là những
người
ki tô hữu,
ngày chủ
nhật
chúng ta được
qui tụ
ở
nhà thờ
để
đón tiếp
Chúa Giê su phục
sinh, đế
nghe lời
Ngài và cử
hành Thánh Thể.
Nếu
chúng ta thường
bỏ
qua cuộc
hẹn
hò đó, thì cuối
cùng cũng
như
Tôma, sự
nghỉ
ngở
bắt
đầu
nhen nhúm trong tâm hồn
chúng ta.
Khi
qui tụ trong nhà thờ
để
cử
hành Thánh Thể,
chúng ta học
cách nhận
ra Chúa Giê su «là Chúa và Thiên Chúa Tôi». Chúng ta tiếp
nhận
sự
bình an đến
từ
Ngài cho sứ
mạng
mà Ngài giao phó cho chúng ta. Chúng ta hãy xin Ngài khơi
lên niềm
trung thành và tình yêu chúng ta. Chính nhờ
đức
tin chúng ta mà chúng ta có sự sống.
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Có mấy
đoạn
tóm tắt
mô tả
đại
cương
trong sách Công vụ?
THƯA: Sách Công vụ
có nhiều
đoạn
tóm tắt
mô tả
cuộc
sống
của
Giáo Hội
sơ
khai như:
2,42-47; 4,32-35; 5,12-16; 9,31. Bài đọc chúng ta là đoạn
tóm thứ
2. Các tông đồ
vừa
lãnh nhận
Chúa Thánh Thần,
và đoạn
tóm tắt
nầy
mô tả
đời
sống
mới
theo Thần
khí Thiên Chúa.
2. HỎI: Trong đoạn
tóm tắt
đó, điểm
đặt
biệt
đầu
tiên mà sách Công vụ
muốn
nói là gì?
THƯA: Đó
là sự
hiệp
nhất:
‘Các tín hữu
thời
bấy
giờ
đông đảo,
mà chỉ
có một
lòng một
ý’ (32). Thánh Luca xác nhận: đức tin soi sáng cuộc
sống
người
tín hữu
đến
nỗi
họ
chỉ
còn là một
trái tim và một
tâm hồn.
Chính Chúa Giê su đã nói: ‘Mọi người sẽ
nhận
biết
anh em là môn đệ
của
Thầy
ở
điểm
này: là anh em có lòng yêu thương nhau’ (Ga 13,35).
3. HỎI: Điểm
nhấn
mạnh
thứ
hai là gì?
THƯA: Sự
hiệp
nhất
ấy
được
thể
hiện
một
cách cụ thể
qua sự
chia sẻ.
Ngay từ
câu đầu
tiên, hai điều
đi đôi với
nhau: ‘chỉ
có một
lòng một
ý’ (c. 32). Đó
là một
điều
dĩ
nhiên vì người
ta không thể
nói chỉ
có một
trái tim một
tâm hồn
mà để
người
khác lâm cảnh
nghèo túng và nhắm
mắt
trước
nhu cầu
của
họ.
4. HỎI: Qua đó, thánh Lu
ca muốn
nói điều
gì?
THƯA: Thánh Lu ca không tìm cách
giảng dạy
về
đời
sống
kinh tế
hay mô tả
cho chúng ta chế
độ
xã hội
lí tưởng.
Điều
Ngài muốn
nói là một
điều
sâu xa hơn
nhiều,
tức
là sự
chia sẻ
cho nhau trong tình huynh đệ.
5. HỎI: Câu chủ
yếu
của
bài đọc
là câu nào?
THƯA: Đối
với
Thánh Lu ca, việc
chia sẻ
huynh đệ
hết
mọi của
cái mình có đích
thật là một
trong những
cách làm chứng
cho sự
sống
lại
của
Đức
Ki tô là trung tâm của
Đức
tin Ki tô giáo. Vì từ
khi Đức
Ki tô sống
lại,
một
nhân loại
mới
được
sinh ra, có thể
sống
bằng
tình yêu và sự
chia sẻ
miễn
là để
cho mình luôn được
Chúa Thánh Thần
hướng
dẫn.
6. HỎI: Đâu
là sự
đổi
mới
nơi
các tín hữu
tiên khởi?
THƯA: Đối
với
những
tín hữu
đầu tiên, có của cải
vật
chất
không phải
là một
ưu
tiên: ‘Không một
ai coi bất
cứ
cái gì mình có là của
riêng, nhưng
đối
với
họ,
mọi
sự
đều
là của
chung’. Họ
không sống
như
những
người
chủ
sở
hữu,
nhưng
như
những
người
quản
lí. Đó
là sự
đổi
mới
suy nghĩ
từ
sức
mạnh
của
ân sủng.
7. HỎI: Điều
đó có nằm
trong truyền thống tiên tri không?
THƯA: Có.Truyền
thống
tiên tri luôn dạy
hai điều:
một
là tất
cả
những
gì chúng ta có đều
là ơn
ban của
Thiên Chúa. Hai là mọi
người
đều
là anh em. Như
lời
giáo huấn
của
tiên tri Isaia: ‘Chia
cơm cho người
đói, rước
vào nhà những
người
nghèo không nơi
trú ngụ;
thấy
ai mình trần
thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ
trước
người
anh em cốt
nhục’
(Is 58,7).
8. HỎI: Ngữ
cảnh
của
bài tin mừng
như
thế
nào?
THƯA: Đoạn
tinmừng
nằm
trong chương
cuối
cùng của
sách tinmừng
Gioan (c.20).
Buổi sáng sớm,
bà Maria Mác đa la đi đến
mộchỉ
gặp
thấy
ngôi mộ
trống
(20,1-9),nhưng
lại
được
gặp
Chúa Giê su phục
sinh (11-18). Buổi
chiều,
Chúa Giê su phục
sinh hiện
ra với
các môn đệ
(19-25).Tám ngày sau, Ngài trở lại
gặp
gỡ
các ông, đặc
biệt
cho ông Tôma, vì lần
nầy
có cả
ông hiện
diện
(26-29).Và sau đó, Ngài còn đến gặp gỡ
các ông tại
biển
hồ
Ga li lê cũng
nhằm
củng
cố
niềm
tin trước
khi giao cho sứ
mạng
làm chứng
cho Ngài (21.1-23).
9. HỎI: Ý nghĩa
đoạn
tin mừng
xoay quanh vấn
đề
gì?
THƯA: Đoạn
Tin mừng
xoay quanh về
vấn
đềĐức
tin. Đức
tin là hành vi cá nhân nhận
biết
Chúa Giê su đang sống
một
cách vô hình ngang qua việc
chấp
nhận
chứng
từ
của
các môn đệ.
Đức
tin ấy
chính là nguồn
mang lại
hạnh
phúc đích thực
cho con người.
10. HỎI: Tại sao Thánh Gioan viết:
“vào ngày thứ
nhất
trong tuần”?
THƯA: Thánh Gioan viết
như
thế
nhằm
lưu
ý các tín hữu
thời
của
Ngài hãy nhớ,
đây là ngày đặc
biệt
đối
với
họ,
giúp họ
nhớ
“Tại
sao họ
nhóm họp
vào ngày thứ
nhất
trong tuần
không?”. Đối
với
người
Do thái thì
ngày thứ nhất là ngày làm việc,
nhưng
đối
với
người
tín hữu
đang sống
ở
giữa
thế
giới
do thái, thì ngày đó đánh dấu một khác biệt
hoàn toàn. Đó
là ngày Chúa Giê su sống
lại
từ
cõi chết,
bắt
đầu
một
thời
đại
mới,
một
tạo
dựng
mới.
11. HỎI: Tác giả
muốn
nhấn
mạnh
điều
gì khi viết:
“các cửa
đều
đóng kín.. nhưng
Chúa Giê su vẫn
hiện
đến
đứng
giữa
các ông”?
THƯA: Thánh Gioan muốn
nhấn
mạnh
đến
sự
tương
phản:
các môn đệ
quá sợ
hãi cho bản
thân mình nên đóng kín của,
còn Chúa Giê su thì vẫn
tự
do. Dù cửa
có đóng kín,
Ngài cũng vẫn vào được.
Đối
với
Ngài, khóa cửa
không thành vấn
đề,
nhưng
nhất
là Ngài không biết
sợ
hãi.
12. HỎI: Tại
sao tác giả
đề
cập
“Nhóm Mười
Hai” đến
hai lần
(cc.24-25)?
THƯA: Thánh Gioan muốn
nêu bật
tầm
quan trọng
của
tông đồ
đoàn trong việc
khơi
dậy
đức
tin. Chính nhờ
chứng
từ
của
nhóm Mười
hai mà ông Tô ma đã tự
vấn
và nhận
ra Chúa Giê su.
13. HỎI: “Chúng tôi đã được
thấy
Chúa” có nghĩa
gì?
THƯA: “Thấy
Chúa Giê su” là tiến
trình từ
việc
thấy
Ngài về
phương
diện
nhân loại,
bằng
xương
bằng thịt,
đạt
đến
ngôi vị
của
Ngài và nhận
biết
bằng
cách tin vào ngôi vị
đó. Chính vì thế
mà Chúa Giê su đã trả
lời
cho Phi líp như
sau: “Phi
líp, ai thấy Thầy là đã thấy
cha; lảm
sao anh nói: xin tỏ
cho chúng tôi thấy
Cha”
(11,15-16).
14. HỎI: Như
vậy
“thấy”
và “tin” có liên quan với
nhau không?
THƯA: Gioan luôn nối
kết
hai động
từ
“thấy”
và “tin” để
làm nổi
bật
sự
kiện
căn
bản
nầy:
“tin” là “thấy”
ngang qua các sự
kiện
cụ
thể
hay chính con người
Chúa Giê su. Đó
là niềm
tin vào một
vị
Thiên Chúa làm người.
15. HỎI: Đối
với
trường
hợp
Tôma thì sao?
THƯA: Tôma đã “thấy”
Chúa Giê su khi Ngài con sống, theo nghĩa “thấy”
thông thường,
và ông đã “thấy”
Ngài theo nghĩa
“đã nhận
biết”
trong đức
tin sau khi Ngài đã phục
sinh.
16. HỎI: Câu tuyên xưng
đức
tin: “Lạy
Chúa của
tôi, lạy
Thiên Chúa của
tôi” có nghĩa
gì?
THƯA: Tô ma áp dụng
cho Chúa Ki tô một
tước
hiệu
nói lên thần
tính của
Ngài: “Lạy
Chúa tôi, Đấng
trong đó tôi nhận
ra Chúa Cha”.
17. HỎI: Đức
tin và bình an có liên quan với nhau không?
THƯA: Có. Đức
tin là đi vào
trong bình an và hạnh phúc, hoa trái của
cuộc
Khổ
nạn
vinh hiển.
18. HỎI: Mối
phúc mà Chúa Giê su nêu lên có ý nghĩa gì?
THƯA: Hạnh
phúc mà Chúa Giê su nói đến
trong các tin mừng
luôn luôn là phần
thưởng
dành cho ai đã cố
gắng
sống
đức
tin vào Ngài.
Phần thưởng
ấy
là chiếm
hữu
Nước
Trời
(tin mừng
nhất
lãm, x. Mt 5, 3.10), hoặc
sự
sống
đời
đời
(tin mừng
Gioan, x. Ga 20,31).Cuối
cùng thì Tôma cũng
đã được
“hạnh
phúc” nhờ
lòng tin vào Chúa Giê su.
19. HỎI: Chúa Giê su Phục
sinh hiện
ra cho các môn đệ
để
làm gì?
THƯA: Tất
cả
các cuộc
hiện
ra là nhằm
mục
đích cho các môn đệ
tin vào Ngài là Đấng
mà Thiên Chúa Cha sai đến,
và để
nhờ
tin mà được
sống
muôn đời.
Thật
vậy,
sau khi sống
lại,
Chúa Giê su đã làm hết
cách để
các môn đệ
nhận
ra Ngài và tin vào Ngài.
Ngài sẵn sàng làm tất cả
những
gì cần
thiết
để
họ
tin: hiện
ra, gặp
gỡ,
nói chuyện,
ăn
uống,
cho thấy
các vết
thương.
Mục
đích của
lòng nhân hậu
và khoan dung ấy
là: “Chớ
cứng
lòng, nhưng
hãy tin”. Vì
thế Chúa Giê su đã tuyên bố mối
phúc duy nhất
trong tin mừng
thánh Gioan: “Phúc cho ai không thấy mà tin”.