LỄ THÁNH PHÊ RÔ PHAO LÔ
(29/6)
Ân sủng của Thiên Chúa
thật tuyệt
vời, có thể biến đổi những con người yếu đuối mỏng dòn thành những sứ giả của Chúa Kitô.
Chúng ta có hai chứng từ lừng lẫy hôm nay khi kính nhớ hai Thánh Tông
đồ Phêrô và Phaolô, vì từ một tên bách hại không ngừng các Kitô hữu và một con người nhiệt tình
nhưng yếu
đuối Thiên Chúa đã biến thành hai trụ cột vững chắc của Tin mừng. Cả hai đã
cùng thực hiện một chứng từ bằng cuộc từ đạo của họ ở Rôma.
Giáo Hội công
nhận các Ngài là người tiên phong xây dựng nền móng đức tin Giáo
Hội.
Sách Công vụ 12,1-11
Mặc cho sự chống đối của người
đời, sứ mạng mà Chúa Giê su ủy thác cho các tông độ vẫn tiếp tục. Việc Phê rô
được giải thoát một cách mầu nhiệm, đêm Xuất hành từ
Ai Cập và Phục Sinh cho
thấy sự năng động của Chúa Thánh Thần biểu hiện trong thế giới.
Thánh Vịnh 33
Bài thánh ca tạ ơn và đặt trọn niềm tin cậy
nơi Thiên Chúa. Dù bị người đời chống đối, Người vẫn tiếp tục công trình sự thật công chính và lề luật của
Người. Chính trong Người
mà tín hữu tìm thấy sức mạnh.
Thư 2 Tm 4, 6-8.17-19
Vào cuối đời, Thánh Phaolô viết
cho người phụ
tá giúp đỡ Ngài trong nhiều chuyến truyền giáo nguy hiểm. Ngài đã suy tư về ý nghĩa của cuộc
sống. Ngài biết Ngài đã hoàn thành sứ mệnh được giao phó. Ngài cảm nhận bị người
đời từ bỏ nhưng khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa sẽ cứu độ Ngài sau khi chết.
Tin mừng: Mt 16: 13-19
NGỮ CẢNH
Với đoạn nầy chúng ta đi vào phần trung tâm Tin
mừng Mt. Lần đầu tiên Chúa Giê su hỏi ý kiến các môn đệ về bản thân Ngài
(16,13-20) ; và cũng là lần đầu tiên Chúa Giê su loan báo cuộc thương khó Ngài
sẽ phải chịu (16,21-23). Từ đây Chúa Giê su lìa bỏ miền Galilê để lên đường đi
về Giêrusalem, và dành thời giờ chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận cuộc Khổ nạn
của Ngài (16,24-28).
Có thể đọc bản văn theo bố cục sau đây:
1. Câu hỏi về chân tính Chúa Giê su và lời tuyên
tín của Phê rô (16,13-16)
2. Tuyên bố về tư cách Phê rô (16,18-19)
TÌM HIỂU
Các ông
thưa: ‘Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy giả, kẻ thì bảo là ông Êlia: Câu trả lời của các môn
đệ cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau về Chúa Giê su, nhưng tất cả đều không
tách rời lịch sử Israel: các câu trả lời cho thấy họ đều tin rằng Ngài rất có
thể là một sứ giả của Thiên Chúa đến để hoàn tất những lần can thiệp của Người
trong lịch sử
Thầy là ai: Chúa Giê su hỏi ý kiến
các môn đệ về sứ mạng lịch sử của Ngài đối với Thiên Chúa và dân Ngài, điều mà
câu trả lời của Phêrô sẽ khẳng định. Điều Ngài sẽ thực hiện ở trần gian để phục
vụ Thiên Chúa và nhân loại sẽ cho biết Ngài là ai.
Con Thiên
Chúa hằng sống:
Chỉ có Mt mới thêm chi tiết nầy vào câu trả lời của Phêrô và đã khiến cho người
ta có nhiều ý kiến về nó. Một số người xem đây là lời tuyên xưng thần tính của Chúa Giê su: Chúa Giê su
chính là Thiên Chúa. Một số khác thì
nghĩ rằng kiểu nói ấy chỉ có nghĩa: “Ngài là đấng Messia” mà thôi. Mỗi ý kiến
đều có đủ lý chứng hỗ trợ. Có lẽ lúc đầu kiểu nói ấy chỉ thuần tuý có ý nghĩa
thiên sai (= đấng Messia); nhưng sau đó được đọc lại dưới ánh sáng phục sinh và
mặc lấy đầy đủ ý nghĩa thần tính.
Không phải
phàm nhân: dịch
sát là “thịt và máu”. Đây là kiểu nói Hip pri để chỉ các yếu tố tiêu biểu hình
thành con người.
Anh là
Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thành của Thầy:
Cách chơi chữ nầy cho thấy tính sáng tạo của Chúa Giê su. Trước Ngài, chúng ta
không hề gặp một thí dụ tương tự nào như thế cả. Trong tiếng Aram, Kêphas là tảng
đá. Biệt danh nầy sẽ mãi mãi gắn liền với Simon như tên riêng của ông. Cộng
đoàn tiên khởi biết đến ông dưới cái tên Kêphas (1Cr 1,12; 15,5; Gl 1,18; 2,9;
2,11.14). Đổi tên như thế là chuyện thường tình trong CƯ cho thấy mối liên hệ
mới mẻ giữa người đổi tên và người được đổi tên, đồng thời còn mặc thêm một ý
nghĩa mới nữa (Stk 17,5.15; 33,10; Ds 13,16; 2V 23,34; 24,17). Ở đây ý nghĩa
thật rõ ràng: đức tin mà ông Simon vừa tuyên xưng sẽ là tảng đá nền móng, tảng
đá bền vững trên đó Chúa Giê su sẽ xây Hội Thánh của Ngài. Thực ra, chính Chúa
Giê su là nền móng vô hình của Giáo hội (1 Cr 3,10-11; 1Pr 2,6-8; Ep 2,20),
nhưng chính Phêrô sẽ là nền móng hữu hình sau khi Ngài ra đi. Ta ‘sẽ xây’ qui
chiếu đến tương lai sẽ đến sau cái chết và Phục sinh của Chúa Giê su.
Và quyền lực
tử thần sẽ không thắng nổi: Qua câu nầy, hình như Chúa Giê su muốn nói đến quyền lực của
âm phủ, tức là nơi tạm trú của những người chết chờ ngày sống lại sau hết, chứ
không phải là hỏa ngục. Quyền lực ấy sẽ không thể kềm giữ những người sẽ thuộc
về cộng đoàn thiên sai trong cõi chết (Is 38,10; G 38,17; Tv 14; Kn 16,13). Nếu
Chúa Giê su đã muốn cho Giáo hội trường tồn, thì chắc chắn Ngài cũng muốn cho những
gì mà Ngài ban cho Phêrô cũng được trường tồn. Do đó sự kế nhiệm vai trò ông
Phêrô là điều hợp lý.
Chìa khoá
Nước Trời:
Is 22,22 nhắc lại lời Thiên Chúa nói là Ngài sẽ đặt chìa khóa trên vai Engiakim
để ban cho ông quyền mở và đóng cửa vào hoàng cung, tức quyền cho phép hoặc
ngăn cản nhà vua ra vào. Trong Kh 3,7, chính Chúa Giê su tự giới thiệu như là
Đấng nắm chìa khóa nhà Đa vít. Chìa khóa ở đây ám chỉ đến thẩm quyền trong Do
thái giáo nhằm giải thích lề luật, ở đây chỉ thẩm quyền trên lời tuyên xưng
Chúa Giê su là Con Thiên Chúa.
Cầm buộc
tháo cởi:
là quyền quyết định một hành vi hay thái độ có được Lề luật cho phép hay cấm
đoán. Thẩm quyền của Phêrô có liên quan đến giáo huấn của Chúa Giê su.
SỨ ĐIỆP
Hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô mà chúng ta kỷ niệm hôm nay đã rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô cho thế giới của người Do Thái và thế
giới ngoại giáo. Hai
đấng hoàn toàn khác nhau; Phê rô là một ngư dân ở Biển Hồ
Tibêria. Ngài không được
học hành bao nhiêu. Còn Phao lô được sinh ra trong
một gia đình thương gia giàu có, đã được đào tạo và
giáo dục trong đạo Do Thái để thành một giáo sĩ Do Thái. Phê rô
đã được kêu gọi khi
đang làm việc trên thuyền. Còn Phao lô đã bị “Chúa
Kitô chiếm
đoạt” khi
đang nỗ lực ruồng bắt ki tô hữu. Cả hai người đôi khi xung khắc mãnh liệt nhưng được
cùng một niềm đam mê, cùng một tình yêu của Chúa Kitô kết hợp.
Bải đọc một cho chúng ta biết những gì đã xảy ra trong những năm sau cái chết của Chúa
Giêsu. Các tông đồ mạnh
dạn loan báo Tin Mừng. Một cộng đoàn Kitô hữu được
hình thành và
lớn dần. Lúc đầu, nó không làm cho nhà chức trách để ý.
Nhưng nhiều
trường hợp chữa lành lạ lùng đã khiến tình hình xấu đi. Gia cô
bê bị hành
hình và Phê rô đang bị giam trong tù. Giống như Chúa Giêsu, cộng đồng trẻ đang phải đối mặt với cuộc đàn áp của chính quyền
dân sự và tôn giáo. Chúng ta đã thấy Phê rô được giải thoát một
cách kỳ diệu
như thế nào. Nhưng điều quan trọng nhất và không phải là khía cạnh lạ lùng của sự kiện này. Điều
mà Thánh Luca muốn nhấn mạnh lại quan trọng hơn nhiều:
nếu các tông đồ đã được giải
thoát, đó là vì thế giới cần họ.
Điều
này vẫn còn đúng là ngày hôm nay: Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa giải phóng. Chúng ta thường có xu hướng sống thu mình để cuối cùng rơi trở lại chính mình: vì thế, Chúa giải thoát
chúng ta khỏi nỗi sợ hãi của chúng ta và giúp chúng ta ra khỏi sự
cô lập để có thể tiếp cận với những người khác, đặc biệt là những người đang bị thử thách bởi đau khổ, bệnh tật và cô đơn.
Trong bài đọc thứ hai, Phao lô để lại cho chúng ta chứng từ của ngài. Khi viết thư nầy, ngài biết mình
sắp về với Chúa nên đã
làm bảng tóm kết. Ngài so
sánh cuộc đời mình và của các tông đồ khác như một cuộc đua đường dài. Ngài thấy
mình đã chạy
tới đích và hy vọng phần thưởng Chúa hứa cho người tôi tớ trung thành. Thành
quả ấy không đến từ chính Thánh Phaolô. Nhưng
Thiên Chúa đã cho ngài sức mạnh để kiên
trì cho đến khi kết thúc. Nếu không có sự hiện diện và hành
động của Chúa Kitô, Phao lô không bao giờ có thể đạt được điều mình đang
có.
Cũng chính Chúa tiếp tục hiện diện và hoạt động trong cuộc sống của chúng ta mỗi
ngày. Chúng ta có thể trích dẫn nhiều lời chứng. Như Mẹ Tê rê xa, một nữ tu người đã dành cả cuộc đời mình để phục vụ những người nghèo khổ và
bất hạnh nhất ở thành phố Cal cút ta. Và còn vô số chứng từ
khác. Thông qua lời chứng này và nhiều lời
khác, Chúa vẫn
tiếp tục hiện diện và đồng hành với Hội Thánh. Ngài đặt
trên con đường những người mà
chúng ta cần đến để giúp chúng ta phát triển.
Tin Mừng mời gọi chúng
ta đi một bước xa hơn: Chúa Giêsu đặt cho Phêrô và các môn đệ một câu hỏi căn bản: “Anh
em nói Thầy là ai?”. Và chúng ta nghe lời đáp trả tuyệt vời từ Phê rô:
“Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chính trên đức tin của Thánh Phêrô mà Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Người:
“Anh là Phê rô và trên tảng đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh
của Thầy”. Chính
nhờ đức tin mà Phêrô và Phaolô xây dựng Giáo Hội. Nếu họ có thể làm những gì họ đã làm ấy là vì họ được nâng đỡ và soi sáng bởi tình yêu của Chúa Kitô. Người ta thật khó tin nếu
không yêu mến.
Như đối với hai Thánh Phêrô và Phaolô, Chúa trông chờ vào đức
tin của chúng ta. Chính
trên đức tin của mọi Kitô hữu mà Ngài muốn
tiếp tục xây dựng Hội
Thánh của Ngài. Để hiểu rõ hơn những gì Ngài mong
đợi nơi chúng ta, chúng
ta hãy lấy một thí dụ. Khi xây dựng một ngôi nhà, thợ xây thường sử dụng tảng
đá lớn. Nhưng đôi khi họ cần một tảng đá nhỏ hơn để chèn cho chắc. Tất
cả điều ấy để nói rằng trong cộng đồng Kitô hữu, Chúa đang cần đến mỗi người và tất cả mọi người, già trẻ, bệnh tật hay khỏe mạnh. Không ai có
quyền nói: "Ở tuổi của tôi, tôi không còn phục vụ được điều gì nữa.
"Không ai được
phép cảm thấy mình vô dụng.
Như đã làm nơi
Thánh Phêrô và Phaolô và nhiều người khác, Chúa tiếp tục kêu gọi những hạng người
rất khác nhau và thường xung
khắc với nhau đến độ không thể làm việc chung với nhau được. Một số được gọi làm linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ; những người khác đang tham gia vào các phong
trào Công Giáo Tiến Hành, những người phục vụ như các giáo lý viên, các hướng dẫn viên phụng vụ,
các người thăm viếng bệnh nhân, hoặc đơn giản là chứng nhân
của Tin Mừng trong môi trường sống của mình. Đó là chưa kể đến biết
bao người đang âm thầm phục vụ. Chính qua các hành vi dấn thân và tiếp
nhận cũng
như với những người rất khác nhau mà Giáo Hội được xây dựng.
Hôm nay, câu hỏi được
đặt ra cho chúng ta
là chúng ta sống trong Giáo Hội như thế
nào. Chúng ta không thể bằng lòng sống như những
người tiêu dùng chỉ biết
đòi Hội Thánh phục vụ mình. Những gì Chúa kỳ vọng nơi
chúng ta, đó là một cuộc
dấn thân toàn vẹn cuộc sống của chúng ta. Ngài chờ đợi lời
chứng bằng lời nói và hành động của chúng ta. Điều làm nên giá trị cho cuộc sống là tình yêu dành
cho tất cả những người chung quanh chúng ta mỗi ngày trong cuộc sống. Ước
gì lời chuyển
cầu của hai Thánh Phêrô và Phaolô giúp chúng ta hướng tới sự hiệp
thông lớn hơn của đức tin và cộng tác! Đức ái thuyết phục nhất
chính là tình
yêu nối kết các tông đồ.
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Bối
cảnh lịch sử bài đọc một?
THƯA: Sau khi Chúa Thánh Thần
hiện xuống, Hội Thánh sơ khai bắt
đầu xuất hiện. Phê rô đã bị lãnh đạo Do thái giáo bắt bỏ tù hai lần. Lần sau
được Thiên thần Chúa giải thoát (Cv 5, 17-20). Ít
lâu sau, cuộc bách hại lại bùng phát dữ dội. Tê pha nô bị ném đá. Các môn đệ bị
ruồng bắt nên phải rời Giê ru sa lem đi lánh nạn khắp nơi. Riêng Phê rô,
Gia cô bê và Gioan còn ở lại Thành Thánh. Vua Hê rô đê hạ lệnh giết Gia cô bê
và bắt Phê rô bỏ tù. Nhưng một lần nữa Thiên Chúa ra tay giải thoát ông.
2. HỎI: Nội
dung bài đọc một?
THƯA: Phê rô bị Vua Hê rô đê bắt giam trong tù nhưng Thiên
Chúa đã ra tay giải thoát ông ra khỏi ngục một cách kì diệu.
3. HỎI: Phê
rô bị bắt vào lúc nào?
THƯA: Phê rô bị bắt trong tuần lễ Vượt Qua của người Do Thái
4. HỎI: Ý
nghĩa cuộc giải thoát ấy như thế nào?
THƯA: Thiên Chúa giải thoát các tông đồ là vì sứ mạng truyền giáo,
vì thế gian cần đến các ngài. Trong sứ mạng ấy, Thiên Chúa không bỏ rơi các
ngài. Người không để cho quyền thế trần gian gây cản trở cho việc loan báo Lời
ban sự sống.
5. HỎI: Có
những chi tiết nào giống nhau trong cuộc Phục sinh của Chúa Giê su và cuộc giải
thoát Phê rô?
THƯA: Có. Khung cảnh của
hai biến cố giống nhau: xảy ra vào ban đêm, trong tù, có lính canh, Phê rô đang
ngủ giống như Chúa Giê su đang an giấc trong mồ. Ánh sáng vụt lên trong đêm tối
cho thấy chính Thiên Chúa hành động giải thoát.
6. HỎI: Tại
sao đoạn tin mừng tạo khúc quanh mới trong cuộc đời Chúa Giê su?
THƯA: Chính vì sau đoạn tin mừng
nầy, thánh Mát thêu viết: “Kể từ lúc ấy, Chúa Giê su bắt đầu tỏ cho các môn đệ
biết: Ngài phải lên Giê ru sa lem chịu nhiều đau khổ bởi các Kì mục, Thượng tế
và Kinh sư gây ra”(Mt 16, 21).
7. HỎI: Tước
hiệu ‘Con Người’ có nghĩa gì?
THƯA: Tước hiệu ‘Con Người’ bắt
nguồn từ đoạn sấm ngôn tiên tri Đa ni ên 7, 13-14. Khi áp dụng cho mình tước
hiệu ‘Con Người’ Chúa Giê su muốn tự mạc khải như là Đấng lãnh đạo Dân Thiên
Chúa.
8. HỎI: Tước
hiệu ‘Con Thiên Chúa’ có nghĩa gì?
THƯA: Vào lúc bấy giờ, tước hiệu
‘Con Thiên Chúa’ đồng nghĩa với tước hiệu ‘Đấng Cứu độ là Vua’. Về sau, Hội
Thánh được Chúa Thánh Thần soi sáng và dạy dỗ, đã tin rằng Chúa Giê su chính là
Con Một của Thiên Chúa.
9. HỎI: Điểm
mới trong lời tuyên xưng của Phê rô là gì?
THƯA: Điểm mới nằm trong việc
lời tuyên xưng Phê rô nối kết hai tước hiệu lại làm một. Chúa Giê su là Thiên
Chúa mạc khải như lả tình yêu phó mình trong tay người đời.
10. HỎI: Vừa
sau khi Phê rô tuyên xưng đức tin Chúa Giê su đã làm gì?
THƯA: Ngài đã trao cho ông sứ
mạng làm tảng đá nền móng xây dựng Hội Thánh của Ngài.
11.HỎI: Đâu
là nền tảng của Giáo Hội Chúa Ki tô?
THƯA: Chính Chúa Giê su là Tảng
đá trên đó Giáo hội được xây dựng, vì chính Ngài qui tụ, xây dựng và điều khiển
Giáo hội.
12.HỎI: Vậy
tại sao Chúa Giê su lại gọi Phê rô là đá tảng trên đó Giáo Hội được xây dựng?
THƯA: Giáo Hội chỉ có một nền
tảng là Chúa Ki tô. Còn Phê rô được gọi là tảng đá trên đó các yếu tố khác biệt
của Giáo hội được qui tụ và hoà hợp với nhau. Hơn nữa ông còn được quyền cầm
buộc. Trong Giáo hội trần thế đang trên đường tiến về Nước Trời, chẳng phải tất
cả đều tinh sạch và hoàn hảo cả đâu. Phêrô sẽ thi hành nhiệm vụ phân biệt trong
đó. Chính ông sẽ có khả năng phê phán xem các phần tử của Giáo hội có sống phù
hợp với chương trình của Chúa Ki tô không. Sứ mạng được uỷ thác cho Phêrô là
như thế.
13.HỎI: Giáo
Hội có cần thiết để gặp gỡ Đức Ki tô không?
THƯA: Vì chính Đức Ki tô đã
thiết lập Giáo Hội, nên muốn đến với Đức Ki tô, PHẢI QUA GIÁO HỘI. Không ai có
thể đi đến Đức Ky tô mà không ngang qua Giáo hội, một xã hội vừa nhân loại, vừa
siêu nhiên. Không ai có thể một mình và trực tiếp tìm gặp Chúa Ki tô mà chẳng
cần đến Giáo hội. Vì như thế là tự xây dựng một Chúa Ki tô theo khuôn mẫu của
mình, là tưởng tượng ra một vì Chúa theo sở thích của mình, là từ chối chấp
nhận Chúa Giê su như Ngài đã tự mạc khải cho ta.
14.HỎI: Vậy
Giáo Hội là ơn cứu độ cho lòai người sao?
THƯA: Đúng vậy. Giáo hội là ơn
cứu độ cho lòai người: Dù khuôn mặt nhân loại của Giáo hội đôi lần có thể làm
ta tức giận hay trở nên chướng kì, thì Giáo hội vẫn luôn là người duy nhất nắm
giữ những lời hằng sống, sử dụng năng lực sáng tạo của các bí tích và mở được
cửa Nước Trời. Và ngay cả những người vô tín, vốn từ chối Giáo hội hay lương
dân không biết đến Giáo hội, cũng vẫn nhận được trong tâm hồn ơn sống phù hợp
với tiếng nói lương tâm của họ nhờ sự trung gian không ngừng của Mẹ Giáo hội.
15.HỎI: Sức
mạnh của Giáo hội đến từ đâu?
THƯA: Đến từ Thiên Chúa, như lời
hứa của Đức Ki tô: “Quyền cửa âm phủ không thể thắng nổi”. Thật vậy, Giáo hội
là thực tại nhỏ bé nhất, nghèo nàn nhất, ít được chú ý nhất, ít hùng mạnh nhất
so với các thực tại khác dưới bầu trưòi, vì Giáo hội được qui tụ chung quanh
một máng cỏ và một cây thập giá. Nhưng Giáo hội cũng là một thực tại cao quí
nhất, phong phú nhất, vinh quang nhất và hùng mạnh hơn hết trong mọi thực tại
dưới bầu trời nầy, vì Hài nhi sinh ra trong máng cỏ, Con người bị đóng đinh
trên thập giá đã phục sinh và đang hiển trị.
16.HỎI: Ai
là thù địch của Giáo Hội?
THƯA: Thưa thù địch của Giáo Hội
là quyền lực của sự chết. “Quyền lực
sự chết sẽ không thắng được Giáo hội của Ta!”. Lời khẳng định ấy của Chúa Giê
su tỏ ra mong manh biết mấy trước tất cả những xấu xa mà kẻ thủ ma quỉ đã gieo
vào lòng Giáo Hội! Sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta xem ra bất lực
trước tất cả mãnh lực của sự chết không ngừng áp bức Giáo Hội. Trong trần gian,
vóc dáng Giáo hội nhỏ xíu gần như vô nghĩa, bị xâu xé và tan nát bởi biết bao
nhiêu mâu thuẩn nội bộ, bao nhiêu phản chứng, bị làm khó dễ bởi bao nhiêu lời
trách cứ, bao nhiêu hăm doạ từ bên ngoài!
17.HỎI: Bổn
phận của người tín hữu là gì?
THƯA: PHẢI LÀM CHỨNG: Phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi và biết
rằng lòng can đảm luôn luôn đòi hỏi sự kính trọng và lòng tin tưởng. Nhờ bí
tích Rửa tội, chúng ta là những nhà truyền giáo và Chúa giao cho chúng ta một
vùng ảnh hưởng mà Ngài sẽ đòi hỏi chúng ta phải trả lẽ, vì một ngày nào đó Chúa
đã đến để gặp chúng ta, để qua chúng ta gặp những người khác.