Suy Niệm
Lời Chúa Chúa Nhật Thứ XXIV Thường Niên Năm A
Ai cũng biết tha thứ cho nhau là một điều cần thiết cho đời sống cộng đoàn, nhưng lại là một việc vô cùng khó khăn, vì phải can đảm vượt qua sự bất công và oan ức mà mình phải chịu. Bình thường, ai cũng muốn được tha thứ, nhưng lại không muốn tha thứ cho người
khác.
Chính
vì
thế mà Lời Chúa hôm nay nhắc lại cho chúng ta rằng, phải tha thứ
thì
chúng
ta mới được thứ tha. Phải
luôn
học hỏi nơi tình thương bao la của Thiên Chúa.
Sách Huấn
Ca: 27, 30-28, 9
Đoạn sách nầy trình bày bổn phận phải tha thứ
cho nhau. Lý do là vì: nếu có tha thứ cho kẻ lỗi phạm đến mình, thì khi cầu nguyện, mới được Thiên Chúa tha thứ. Chính vì tình yêu của Thiên Chúa trong Giao Ước mà người tín hữu phải bỏ qua lầm lỗi
của người khác.
Thánh vịnh 102 mời gọi chúc tụng Thiên Chúa là đấng từ bi, và đừng bao giờ quên những ân huệ Ngài đã ban. Ngài đã tha thứ tất cả tội lỗi ta
phạm, và thương chữa lành mọi bệnh tật của ta.
Thư gửi tín hữu Rôma 14, 7-9
Dù sống, dù chết, chúng ta đều thuộc
về Đức Kitô. Nhờ thế, chúng ta cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô trên
thánh giá, để không còn sống cho chính mình nữa,
mà
là để Đức Kitô sống trong chúng ta. Đây có thể coi là nền tảng của bổn phận
phải tha thứ cho nhau.
Tin Mừng: Mt 18: 21-35
NGỮ
CẢNH
Chương 18 sách Tin Mừng Matthêu trình bày diễn từ thứ tư nói về đời sống trong Giáo Hội Chúa Ki tô. Nội dung của diễn từ nầy được khai triển theo cấu trúc như sau: trước tiên là mối quan tâm đến những kẻ bé mọn (18, 1-14) và kế đến là kỷ luật trong
việc anh em sửa lỗi nhau và sự tha thứ cho
nhau (18, 15-35).
Sau phân đoạn bàn đến kỷ luật của Giáo Hội và sự hiện diện của Đức Ki tô (x. CN
trước), đoạn Tin mừng nầy được khai triển theo hai ý chính:
1. Tha thứ không giới hạn (18, 21-22)
2. Dụ ngôn diễn giải về sự tha thứ trong cộng đoàn (23-35).
TÌM HIỂU
Có phải bẩy lần không? Phải tha thứ bao nhiêu lần? Truyền thống Kinh sư Do Thái dạy phải tha thứ cho đến 4 lần. Phê rô nâng lên đến 7 lần, tưởng rằng như thế là quảng đại lắm rồi, và có lẽ Thầy sẽ bằng lòng và chấp nhận!
Đến bẩy mươi lần bẩy: kiểu nói nầy đã xuất hiện trong
sách Stk (4, 24) trong câu chuyện về La mek,
hậu duệ của Cain: “Cain sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La méc thì gấp bảy mươi bảy”. Nói cách khác, cứ để cho con người xử sự với nhau, thì vòng xoáy bạo lực sẽ không bao
giờ ngừng. Chúa Giêsu đề nghị một kiểu sống khác: thay cho vòng xoáy của bạo lực và thù hận, Ngài cổ xuý sự lây lan của tình yêu và sự tha thứ.
Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia..: phần nầy cũng giống như phần trên, được đóng lại bằng một dụ ngôn của riêng Mt. Dụ ngôn kể lại một câu truyện có thể xảy ra
trong cuộc sống đời thường để làm nổi bật lời giáo huấn: hai món nợ thật khác nhau một trời một vực. Món nợ thứ nhất đủ để trả lương cho một công nhân thời Chúa Giê su trong suốt 200.000 năm! Còn món nợ thứ hai chỉ vừa đủ để trả trong ba tháng mà thôi. Điều đó có nghĩa là không thể so sánh hai số tiền nói trên.
Món nợ kếch xù chính là món nợ mà Thiên Chúa tha cho mỗi người chúng ta. Trước nhan Thiên Chúa mỗi người chúng ta là một con nợ lớn. Nhưng chúng ta được tiếp nhận tin mừng nơi Chúa Giê su là Thiên Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Người không đòi hỏi họ điều gì nữa. Tin mừng đưa chúng ta vào trong một thế giới đầy nghịch lí, thay đổi tất cả và mọi sự đều có thể. Điều mà con người không thể làm được thì Thiên Chúa lại có thể thực hiện (Mc 10, 27; Ep 2, 8). Đó chính là chìa khóa để đọc hiểu Tin mừng.
Tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con: Luật Do thái chỉ cho phép bán một người Israel trong trường hợp trộm cắp, khi
người nầy không thể hoàn trả đồ đã lấy (không phải trường hợp trong dụ ngôn nầy). Hơn nữa là việc bán vợ là một việc bị cấm chỉ hoàn toàn. Thành thử, câu chuyện giả thiết vua và bầy tôi đều là người ngoại giáo.
Xin Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi: người bầy tôi không xin tha nợ, vì y hứa một ngày kia sẽ trả đủ nợ, y chỉ xin khất lại một thời gian. X. đứa con
hoang đàng Lc 15, 19.
Tôn chủ..tha luôn món nợ: Nhà vua thi ân cho người tôi tớ gấp bội điều y xin: ông tha hết nợ cho y. Đó là một hồng ân to lớn khiến y không còn lí do để tỏ ra tàn nhẫn hay bất nhân đối với con nợ của y. “Chạnh lòng thương xót” là động từ quen dùng trong CƯ và TƯ để chỉ lòng trắc ẩn (Mt 9, 36; 15, 32; 20, 34 vv..).
Thưa anh,
xin rộng lòng hoãn lại cho tôi,..: lời van nài nầy giống y lời van
xin của người bầy tôi với vua. Qua đó, Mt muốn làm nổi bật sự song song giữa hai con nợ, đồng thời nêu bật nét tương phản giữa thái độ nhà vua và người bầy tôi.
Nhưng y.. cứ tống anh ta vào ngục: bỏ tù xem ra
không phải là phương thế tốt để con nợ có thể xoay sở mà trả hết nợ.
Trao y cho lính hành hạ: tại Israel
không có việc tra tấn, nên ở đây thêm một bằng chứng nữa cho thấy câu truyện không xảy ra ở đó.
Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em
như thế: Do thái giáo dạy rằng Thiên Chúa dùng hai “đấu” để cai trị thế gian: lòng nhân ái và sự công bằng. Tuy nhiên trong ngày phán xét cuối cùng, công bằng là đấu duy nhất còn lại. Còn Chúa Giê su lại dạy rằng vẫn còn lòng nhân ái trong
ngày Chung Thẩm. Như thế, Ngài muốn cho thấy: ở đâu mà sự tha thứ của Thiên Chúa thúc đẩy con người sẵn sàng thứ tha, thì ở đó lòng nhân ái của Ngài sẽ tuyên bố tha bổng. Còn kẻ nào chẳng biết đón nhận hồng ân tha thứ của Thiên Chúa, thì sẽ bị sự công bằng của Ngài luận xử cách nghiêm khắc, như thể y chưa bao giờ được tha thứ vậy.
SỨ
ĐIỆP
Tha thứ. Một điều nói thì dễ, nhưng làm thì cực khó. Nhiều người đã giữ mãi sự thù hận trong lòng và đem qua bên kia cõi chết. Họ giam hãm người khác trong quá khứ của mình và không cho họ một cơ hội để làm một cử chỉ hòa giải. Mà làm như vậy có ích gì không? Giữ mãi sự hận thù, ghen ghét, hoặc tìm cách trả thù, điều ấy sẽ đem lại điều gì? Nó chỉ làm cho hận thù thêm lớn hơn khiến chúng ta càng thêm đau khổ và làm khổ người khác.
Bài Tin Mừng Chủ nhật hôm nay muốn giúp chúng ta nhìn sự việc một cách khác. Đó là một lời mời gọi tha
thứ không ai có thể lẫn tránh được, mời gọi hòa giải và tiếp nhận những cử chỉ làm hòa của người khác. Để đạt được điều đó, chúng ta phải hướng về Thiên Chúa. Bị giao nộp trong tay
người đời, bị hành hạ, bị tra tấn, Đức Kitô
đã tha thứ. Chỉ mình Ngài mới có thể đem lại cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm để đi đến cùng của sự tha thứ.
Hôm nay Chúa Giêsu so sánh Thiên Chúa với một Vị
Vua nhân từ và quảng đại. Ngài sẵn lòng tha một món nợ khổng lồ cho người đầy tớ của mình. Mười ngàn yến vàng, sáu mươi triệu yến bạc: Một món
nợ kết xù như thế là cực kỳ to lớn. Vào thời Chúa Giêsu, tiền thuế của cả
miền Galilê hằng năm chỉ vào khoảng hai trăm yến bạc. Vì thế món nợ 10 ngàn yến là điều không thể trả được.
Khi kể cho chúng ta dụ ngôn nầy, Chúa Giêsu muốn cho thấy chúng ta mắc nợ với Thiên Chúa như thế nào. Món nợ khổng lồ phải trả ấy
cũng chỉ là một nét phác họa của những gì diễn ra giữa Thiên Chúa và chúng ta. Trước mặt Ngài, tất cả chúng ta là những con nợ muôn đời không thể trả nỗi; thế mà khi chúng ta cầu xin, chẳng những
Ngài
không
bằng lòng với việc khất nợ cho chúng ta, mà Ngài còn đi xa hơn là tha thứ hết cho chúng ta. Tất cả cũng vì tình yêu bao la của Ngài đối với chúng ta, được Mát thêu diễn tả bằng kiểu nói
“động lòng thương xót”. Đó là một cụm từ thường xuyên
được dùng để nói về Chúa Giêsu, như khi Ngài đứng trước mặt một người
bệnh, một người phung cùi, một người bất tọai. Khi con tim lên tiếng thì tình yêu vượt thắng tất cả. Sự
tha thứ được ban cho là để mở ra một tương lai cho người không còn con đường nào khác.
Nhưng Ngài chỉ có thể tha thứ cho chúng ta với một điều kiện: Đó là chúng ta phải minh chứng lòng độ lượng của chúng ta đối với anh em mình. Một trăm đồng mà bạn mắc nợ anh ta, là điều vô nghĩa so với món nợ khổng lồ mà anh ta phải trả. Chính vì lẽ đó mà đến phiên mình anh ta cũng phải tha nợ cho bạn để nối kết lại tình bạn. Sự tha thứ ấy lẽ
ra phải tạo cơ hội cho một bắt đầu mới trên những nền tảng mới.
Phần kết của dụ ngôn có vẻ như nói ngược lại những gì đã nói về ơn tha thứ vô giới hạn của Chúa. Thật ra, không phải Thiên Chúa từ chối tha thứ. Chính con người tâm hồn chai đá đã khiến họ không thể lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, giống như một miếng đất khô khan cằn cỗi được tưới
nước. Nước chỉ chảy tràn lan ra ngoài vì không thể ngấm vào đất và không gây nên tác dụng gì.
Khi đọc kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ xúc phạm chúng con”, chúng ta nghĩ ngay đến tất cả những mối hiềm
khích
trong gia đình, hàng xóm, láng giềng, trong cộng đòan giáo xứ, hay trong các tương quan khác xa hơn nữa. Dù không dễ thực hiện, sự tha
thứ ấy chính là một sự giải thoát. Nó giải thoát chúng ta ra khỏi vòng vây ích kỉ của sự thù hận, và mở ra cánh cửa bình an, sự sống, cả một
tương lai chan hòa tình yêu thương, và đồng thời đưa chúng ta đến với lòng yêu thương của Thiên Chúa.
Phêrô tưởng là đã quảng đại lắm khi tha thứ đến bẩy lần (con số biểu
tượng có nghĩa là vô hạn). Nhưng Chúa Giê su dạy với chúng ta rằng phải đi xa hơn đến bẩy mưoi lần
bẩy. Giới hạn của ơn tha thứ là vô giới hạn. Sự tha thứ đích thực không bao giờ có thể đo lường được. Người ta không bao giờ tha thứ và được tha thứ cho đủ.
Cuối cùng, chúng ta phải nhìn lên và bắt chước gương của
Đức Kitô. Điều mà Ngài đòi buộc chúng ta hôm nay, chính Ngài đã sống đến tận cùng. Lời cầu xin cuối cùng của cuộc sống yêu thương trước khi chết trên cây thánh giá là: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ lầm chẳng biết!” Bằng lời giảng dạy và bằng trọn cả cuộc sống,
Chúa
Giêsu
nói với chúng ta biết thế nào là sự tha thứ: đó không phải là quên mà là chìa bàn tay nâng người xúc phạm để giúp đỡ họ đứng lên. Tha thứ tức là yêu thương, là cùng nhau khởi hành trên những nền tảng mới.
Thiên Chúa chúng ta là người Cha yêu thương từng đứa con. Niềm vui lớn nhất
của cha mẹ là thấy con cái hòa thuận và hòa hợp với nhau. Khi chúng ta điều chỉnh tương quan chúng ta với người khác, hãy luôn nhớ rằng chúng ta là những người tội lỗi đã được tha thứ, và được mời gọi đi vào trong lô gíc tha thứ và hòa giải với người khác.
Khi nhắc tới việc hòa giải làm sao không nhắc lại tầm quan trọng
của bí tích tha thứ, bí tích giải tỏa gánh nặng tội lỗi và cho phép chúng ta tới gần Thiên Chúa. Sức mạnh của bí tích sẽ giúp chúng ta dễ dàng tha thứ. Tha thứ là việc của Thiên Chúa mà chúng ta chỉ học được từ Thiên Chúa mà thôi.
ĐÀO
SÂU
THA THỨ KHÔNG GIỚI HẠN
Hc 27, 33-28, 9 Làm sao một người tội lỗi lại không thể được tha thứ?
Tv 103, 1 Chúa nhân ái và xót thương
Rm 14, 7-9 Sống, chúng ta sống cho Chúa, chết, chúng ta cũng chết cho Chúa
Mt 18, 21-35 Tha thứ không giới hạn
1. HỎI: Các bài đọc nói về việc gì?
THƯA: THA THỨ KHÔNG GIỚI HẠN. Sách Huấn ca khuyên: “Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha”
(Bđ1). Còn Đức Giê-su
thì rõ ràng và
quyết liệt hơn khi dạy các
môn đệ: “Phải tha thứ đến bảy mươi lần bảy”(BTM).
Đó là cách người tín hữu sống cho Chúa (Bđ2),
noi gương Thiên
Chúa (Đáp ca).
2. HỎI: Ben
Si-ra là ai?
THƯA: Ben Si-ra là một nhà
khôn ngoan Do thái sống vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên. Nhận thấy văn minh Hi
lạp đang bành trướng trong khắp đế quốc gây nhiều nguy hiểm cho đức tin người Do thái, ông viết sách Huấn ca nhằm cho thấy
sự khôn ngoan Do thái giáo vượt trội hẳn sự khôn
ngoan của các dân ngoại chung quanh.
3. HỎI: Bối
cảnh bài đọc một (Hc 27, 33-28, 9) như thế nào?
THƯA: Vào khoảng năm 180 trước Công Nguyên, nhiều
người Do thái sống trong các đô thị sầm uất mà dân cư đa số là người ngoại. Các tiên tri vắng bóng từ lâu, cuộc Lưu đày đã trở thành quá khứ xa xăm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống đức tin của họ. Nhiều người
Do thái tự hỏi phải làm thế nào để có một đời sống tốt lành trong môi trường mới?
4. HỎI: Nội
dung bài đọc một (Hc 27, 33-28, 9) như thế nào?
THƯA: Bài đọc một dạy rằng
giận dữ và oán thù là cách phản ứng của người tội
lỗi. Còn người tín hữu phải biết tha thứ
cho nhau. Sống như thế là bắt chước Thiên Chúa đã thương xót tha thứ cho người tội
lỗi. Đó là điều mà các giới răn đòi buộc và Giao Ước thúc đẩy.
5. HỎI: Như
vậy theo bài đọc một ‘tha thứ’ là gì?
THƯA: Tha thứ không phải là quên đi, vì không thể quên được, nhưng là không chấp nhứt điều lầm lỗi, cố gắng sống
và
nối lại tương quan đã bị tội lỗi đánh mất. Để có thể tha thứ thì “phải nhớ đến ngày mình phải chết, nhớ đến các giới răn và nhất là nhớ đến giao ước Giao Ước với Thiên Chúa”(
x. Hc 28, 6-7).
6. HỎI: Tại
sao Thiên Chúa thương xót tha thứ cho con người?
THƯA: Ben Si-ra trả lời rằng Thiên Chúa thương xót con người vì thấy đời sống của họ mong manh
vắn vỏi: “Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt hận thù, nhớ mình sẽ phải ao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điều răn” (Hc 28, 6).
7. HỎI: Ben
Si-ra khuyên người tín hữu như thế nào?
THƯA: Ben Si-ra khuyên: “Hãy nhớ đến các điều răn mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi” (Hc 28, 7).
8. HỎI: Sách Sáng Thế Kí nói gì về việc trả thù?
THƯA: Sách Sáng Thế kí ghi rằng: “Ông
La méc nói với các
bà vợ: ‘Ta đã giết một người vì
một vết thương, vì
một chút sây sát, ta đã giết một đứa
trẻ. Cain sẽ được
báo thù gấp bảy, nhưng La méc thì gấp bảy mươi bảy” (Stk 4, 23-24). Con cháu có bổn
phận phải trả thù
cho tổ tiên
đã bị người ta xúc phạm. Thế là bắt đầu chuổi thù oán,
báo thù và bạo lực kéo dài
từ đời nầy qua đời khác.
9. HỎI: Và sau đó luật báo thù được xác định như thế nào?
THƯA: Đó là luật “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Chúng ta tìm thấy trong các bản văn cổ xưa Kinh Thánh: “Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân..” (Xh 21, 23; x. Đnl 19,
21). Đối với các xã hội thời đó, thì luật ấy được coi như là một tiến bộ lớn về xã hội, chính trị và tôn giáo.
10. HỎI: Như thế, báo thù theo Kinh Thánh có nghĩa gì?
THƯA: Báo thù theo kiểu nói ngày nay là trừng trị người đã hại mình, nhưng theo Kinh Thánh, trước hết báo thù có nghĩa là tái lập công bằng, nghĩa là chiến thắng tội ác. Nếu vì ghét người làm ác, thì báo thù luôn luôn bị cấm đóan. Trái lại, báo thù để bảo vệ quyền lợi bị chà đạp lại là một nhiệm vụ.
11. HỎI: Như thế thì chỉ có mình Thiên Chúa mới có thể tái lập công bằng?
THƯA: Đúng thế. Chỉ có mình Thiên Chúa là Goên (= người báo thù), đấng tái lập công bằng cho Ít-ra-ên, vì chỉ có mình Ngài là Đấng phán xét Tối cao, Đấng thấu suốt
tâm
can và hòan trả mỗi người tùy theo công việc họ làm. Người công chính hòan tòan khước từ việc báo thù, vì tin tưởng vào Thiên Chúa: “Ngươi đừng nói rằng: tôi sẽ báo thù. Ngươi hãy tin tưởng vào Thiên Chúa, chính Ngài sẽ giải thoát ngươi” (Cn 20, 22).
12. HỎI: Bài đọc sách Huấn ca cho chúng ta thấy Thiên Chúa là đấng nào?
THƯA: Thiên Chúa là đấng hết lòng yêu thương, đã truyền dạy mọi người phải
biết sống quảng đại và tha thứ cho nhau. Ai rộng
lượng tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình chẳng những được bình an tâm hồn mà còn được Thiên Chúa thứ tha mọi lỗi lầm yếu đuối đã phạm.
13. HỎI: Nội
dung bài đọc hai (Rm 14, 7-9)như thế nào?
THƯA: Thánh Phao-lô dạy: ‘không ai sống cho chính mình. Nếu có sống, là sống cho Chúa’.
Mà sống cho Chúa đòi chúng ta phải chia sẻ lòng thương xót của Người.
14. HỎI: Ngữ
cảnh bài Tin mừng (Mt 18, 21-35) như thế nào?
THƯA: Bài Tin mừng nằm trong bài diễn từ thứ tư nói về đời sống huynh đệ trong lòng Hội Thánh (ch.18), kể lại dụ ngôn về sự tha thứ cho nhau
như đáp lại và biết ơn lòng tha thứ của Thiên Chúa (Mt 18, 21-35). Có 2 ý
chính: 1) Câu hỏi của Phê-rô và Đức Giêsu đáp lại (18, 21-22); 2)
Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót (18, 23-35).
15. HỎI: Dụ
ngôn trong bài Tin mừng dạy ta về sự gì?
THƯA: Dụ ngôn ấy của riêng Tin mừng Mát-thêu, minh họa lời dạy trong
bài
đọc
một về lòng thương xót của Thiên Chúa (Hc 28, 1-7). Lòng thương xót ấy đòi
buộc chúng ta
phải tha hết nợ mà anh
em mắc với chúng
ta.
16. HỎI: Tha thứ có dễ dàng không?
THƯA: Không dễ dàng vì ngược lại với bản tính tự nhiên của con người luôn đặt cái tôi của mình trên cái tôi của người khác. Câu hỏi của Phê-rô đã cho thấy rõ điều đó: cả khi sẳn lòng tha thứ, thì chúng ta cũng không để mình đi quá xa.
17. HỎI: Đức
Giê-su dạy như thế nào?
THƯA: Đức Giê-su mời gọi Phê-rô đi xa hơn: phải vượt qua
mọi tính toán, mọi lí luận để có thể tha thứ vô giới hạn thay vì vui mừng vì đã trả thù gấp bảy mươi bảy như La-méc (St 4, 24).
18. HỎI: Đến
77 lần 7 có nghĩa gì?
THƯA: Đức Giê-su lặp lại con số ấy
trong bài ca báo thù của La-méc có nghĩa không giới hạn: “Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy!” (Stk
4, 24). Nhưng thay vì báo thù, Ngài mời gọi hãy luôn sẵn lòng tha thứ cho anh em mình.
19. HỎI:
Phần cuối bài tin mừng (18, 35) xem ra đi ngược lại sự tha thứ không giới hạn của Thiên Chúa?
THƯA: Tên đầy tớ không tha thứ cho bạn mình nên không được hưởng sự tha thứ của
nhà
vua. Tâm hồn cứng cõi khô khan của người đầy tớ không thể tiếp nhận lòng tha thứ của Thiên Chúa. Không phải Thiên Chúa ngừng tha thứ, nhưng vì chúng ta không thể đón nhận ơn tha thứ của
Người.
20. HỎI: Bài Tin mừng cho ta thấy Thiên Chúa là Đấng nào?
THƯA: Thiên Chúa được giới thiệu như một Nhà Vua nắm quyền hành tối cao trên mọi người dân. Dù vậy, Người vẫn luôn tỏ lòng thương xót sẵn sàng tha thứ tất cả những
tội lỗi con người phạm với Người. Đồng thời cũng cho ta thấy thân phận con người chúng ta là những con nợ không có đủ khả năng trả nợ cho
Người. Do đó tha thứ là ân huệ nhưng không Người ban cho con người
và đòi con người phải đáp trả bằng cách hành xử giống như Người.
21. HỎI: Nền tảng của sự tha thứ là gì?
THƯA: Đó
là lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng nhân ái của Thiên Chúa thật vô biên,
sẵn sàng
tha thứ tất cả. Chính
nhờ lòng
nhân ái bao la đó chúng ta mới có thể đứng vững trước nhan Người. Nếu được Thiên Chúa tha tội thì trước nhan Người, chúng ta vẫn chỉ là người đầy tớ sống nhờ lòng quảng đại và nhân ái của Người mà thôi. Và
nếu chúng
ta là
những người sống nhờ vào
lòng nhân ái của Thiên Chúa
thì chúng ta có sứ mệnh san sẻ cho nhau lòng nhân ái
của Ngài
trong cuộc sống của chúng
ta.
22. HỎI: Như vậy, tương quan của chúng ta đối với anh em phải như thế
nào?
THƯA: Mối tương quan của
chúng ta đối với anh em phải được qui định bởi mối tương quan đối với Thiên Chúa. Chính vì
thế Ngài
yêu cầu chúng ta hãy sẵn sàng hoà giải với nhau và tha thứ vô điều
kiện. Chỉ bằng cách
đó, chúng ta mới có thể hi vọng được cứu rỗi trong ngày phán xét
sau hết.
GLCG 2843 368
Như thế, lời Chúa dạy về tha thứ mang sức sống vì dạy chúng ta sống đến tận cùng của tình yêu (Ga 13, 1). Khi đưa ra dụ
ngôn
người đầy tớ không biết thương xót là đỉnh cao của giáo huấn về hiệp thông trong Hội Thánh (x. Mt 18, 23-35) , Đức
Giê-su
kết luận : "Cũng vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế,
nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" (Mt 18, 23-35).
Tội lỗi của chúng ta bị cầm buộc hay được tháo gỡ đều tùy vào việc "hết lòng tha thứ" của ta.
Chúng
ta không có khả năng bỏ qua hay quên đi lỗi của anh em; nhưng ai
sống theo Thánh Thần sẽ biết cảm thương người bị xúc phạm đến mình và thanh luyện ký ức bằng cách chuyển cầu cho người có lỗi. 2845 1441 Sự tha thứ này bắt nguồn từ Thiên Chúa nên không có giới hạn hay mức độ. Nếu đề cập đến xúc phạm (hay
"tội" theo Lc 11, 4; "nợ" theo Mt 6, 12), trong thực tế chúng ta luôn luôn là kẻ mắc nợ: "anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" (Rm 13, 8). Sự
hiệp thông giữa Ba Ngôi Chí Thánh là nguồn mạch và tiêu chuẩn chân thực cho mọi tương quan.
Chúng
ta sống hiệp thông này trong cầu nguyện, nhất là trong bí tích Thánh Thể. “Thiên Chúa không nhận lễ vật của kẻ gây bất hòa. Người dạy họ để của lễ lại bàn thờ về
giao hòa với anh em trước đã; Thiên Chúa chỉ vui nhận những lời
cầu nguyện trong an hòa. Đối với Thiên Chúa, lễ dâng đẹp nhất là chúng ta sống an bình, hòa thuận, và toàn dân thánh hiệp nhất trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (T. Cyprien 23).
Lm. Paul Nguyễn Văn Đông.