Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 6

“Hãy sống đẹp cho nhau”

dan.jpgCuộc sống hôm nay rất cần cái đẹp. Cái đẹp cho bản thân như ăn ngon mặc đẹp. Cái đẹp cho tha nhân như một cử chỉ đẹp, một phong cách đẹp, một lời nói làm đẹp lòng người. Nhà văn Tolstoy đã kể lại một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời ông như sau: Một hôm, ông đang ngồi nghỉ mát trên ghế đá công viên, từ xa có một người quần áo rách nát tả tơi đến gần và ngả mũ xin ông giúp đỡ. Thấy cảnh cơ cực, nhà văn liền thò tay vào túi định lấy tiền giúp cho người hành khất. Thế nhưng, ông đưa tay tìm hết túi này đến túi kia cũng không kiếm được một đồng nào trong túi. Bấy giờ ông nhìn người ăn xin và nói trong sự hối tiếc: “Này người anh em! Xin thứ lỗi cho tôi. Rất tiếc là hôm nay tôi không mang theo một đồng nào trong túi”. Nghe lời nói chân tình đó, người ăn xin không buồn mà còn nở nụ cười rạng rỡ trên môi và nói: “Không đâu thưa ông. Hôm nay ông đã cho tôi một món quà quý báu còn hơn cả tiền bạc. Đó là ông đã không khinh dể tôi mà còn coi tôi như người anh em của ông”.

Bài phúc âm hôm nay, thánh Marco cũng tường thuật lại một cử chỉ đẹp mà Chúa Giê-su đã dành cho người bệnh phong hủi nan y. Ngài đưa tay chạm vào thân thể lở loét của anh. Một thân thể hôi hám và dơ bẩn mà người đời đã xa tránh. Hành động này không chỉ nhằm mục đích chữa bệnh cho anh mà còn xoa dịu nỗi đau trong lòng của anh. Anh bị người đời khinh chê. Anh bị xã hội loại trừ. Người đời xếp anh vào hàng tội nhân bị Thiên Chúa giáng hoạ. Khi chạm đến thân thể anh, Chúa Giê-su cũng chạm đến tâm hồn anh. Anh được chữa lành cả hồn lẫn xác. Thân xác anh khoẻ mạnh. Danh dự của anh cũng được phục hồi. Tâm hồn anh cũng bình an và tươi vui. Từ nay anh không bị người đời xa lánh, khinh chê. Từ nay anh không còn tủi hổ vì phận số bất hạnh của mình. Qua Chúa Giê-su, anh được cộng đồng đón nhận. Nhờ Chúa Giê-su, anh được xã hội nhìn nhận. Xã hội không còn lý do để khinh chê hay loại bỏ anh ra bên lề xã hội. Giờ đây anh có thể sống tươi vui như bao con người khác trong xã hội. Anh không còn mặc cảm về bệnh tật. Anh không còn mặc cảm bị khinh chê. Anh được quyền sống như bao con người khác, được tôn trọng và yêu thương.

Có ai đó đã từng nói rằng: “một lời nói hay không bằng một cử chỉ đẹp”. Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn khi mỗi người biết làm đẹp lòng nhau. Cuộc sống sẽ bớt đi những tủi hờn, những cô đơn và thất vọng nếu chúng ta biết sống đẹp với nhau. Đừng chơi xấu, đừng loại trừ nhau, nhưng hãy đón nhận nhau. Cuộc sống sẽ vơi đi những nỗi sầu khổ đắng cay nếu mỗi người chúng ta biết đối xử đẹp với nhau.

Thế nhưng, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những lối sống tiểu nhân tầm thường, nên vẫn còn đó những oan ức, những giọt nước mắt đắng cay vì tình người phụ bạc, vì tình đời thay trắng đổi đen. Cuộc sống hôm nay vẫn còn đó những lối sống kém văn hoá, những cư xử thấp hèn nên vẫn còn đó những ứng xử thô lỗ, cộc cằn, những hành vi phi nhân và bất nghĩa.

Ước gì mỗi người chúng ta hãy can đảm loại bỏ những hành vi thô lỗ, cộc cằn, những hành xử thiếu văn hoá khởi đi từ chính gia đình chúng ta. Mỗi thành viên trong gia đình hãy biết dâng tặng cho nhau những cử chỉ đẹp như: sự quan tâm, sự khiêm tốn, ôn hoà và hiền hậu với nhau. Chúng ta không thể “khôn nhà dại chợ”, sống tốt với hàng xóm mà cư xử tệ với anh em. Chúng ta không thể sống trọn vẹn đức ái ky-tô giáo nếu chúng ta không yêu mến gia đình chúng ta. Đức ái luôn mời gọi chúng ta phục vụ nhau một cách quảng đại, hy sinh và quên mình. Đức ái mời gọi chúng ta sống khiêm nhu, hiền lành và nhẫn nại với nhau. Đức ái bao hàm sự bao dung và đón nhận nhau trong yêu thương và tha thứ. Đức ái không cho phép chúng ta loại trừ hay tẩy chay nhau. Đức ái mời gọi chúng ta dâng tặng cho nhau những nghĩa cử yêu thương làm đẹp lòng nhau.

Chúa Giê-su năm xưa đã đưa tay chạm đến người bệnh để chữa lành cho anh. Ngài có thể phán một lời thì con người anh có thể lành lặn. Thế nhưng, Chúa đã sử dụng đôi tay để trao ban tình yêu và sự quan tâm trìu mến dành cho anh. Phải chăng, Ngài cũng muốn chúng ta hãy tiếp tục trao ban cho nhau những nghĩa cử yêu thương nồng ấm tình người? Ước gì từng người chúng ta hãy biết dâng tặng cho nhau những nghĩa cử yêu thương, những lời nói dịu dàng, những hành vi bác ái và vị tha. Ước gì lối sống đẹp của chúng ta sẽ là dấu chỉ chứng nhân tin mừng cho thế giới hôm nay. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VI Thương Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VI Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VI Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VI Thường Niên_Thầy Phêrô Maria. Mảnh vỡ. FVP
     ĐTC mời gọi tín hữu Buenos Aires cầu xin Đức Mẹ mở lòng để gặp gỡ người khác - Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VI Thường Niên_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VI Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VI Thường Niên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VI Thường Niên_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VI Mùa Thường Niên

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM B: PHONG CÙI ĐANG GẶM NHẤM ĐỜI TÔI?. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm. Đaminh. Đỗ Hữu Nam
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN VI THƯỜNG NIÊN A. THẬP GIÁ – BÀI CA TÌNH YÊU.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A-CÔNG CHÍNH HƠN LUẬT SĨ VÀ BIỆT PHÁI . Lm HK
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Phao lô Nguyễn Văn Đông
     MÙNG MỘT TẾT ÂM LỊCH - LỜI CHÚC ĐẦU NĂM - Lm. HK
     MÙNG MỘT TẾT ÂM LỊCH - PHÚC THAY NGƯỜI TIN CẬY CHÚA - Lm. HK
     MÙNG HAI TẾT ÂM LỊCH - TÌNH YÊU CỦA CHA MẸ - Jos. Tạ Duy Tuyền
     MÙNG MỘT TẾT ÂM LỊCH - SỰ TÍCH CON HỔ - Jos. Tạ Duy Tuyền