Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy
Tuần thứ 19 Thường Niên C
Chúa Giêsu với
trẻ thơ
Lời Chúa: Mt 19,13-15
13 Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người
đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. 14 Nhưng Đức
Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời
là của những ai giống như chúng." 15 Người đặt tay trên chúng, rồi đi
khỏi nơi đó.
Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời
là của những ai giống như chúng (Mt 19,14)
Suy niệm:
Phân tích
Người
Do Thái coi khinh trẻ nhỏ, vì chúng chưa đến hội đường để học cho nên chưa biết
Luật Môisê. Trong chuyện này, các môn đệ cũng theo quan niệm khinh thường trẻ
nhỏ như thế, cho nên khi người ta đem chúng đến với Chúa Giêsu thì các ông đuổi.
Đó là thái độ khai trừ.
Chúa
Giêsu không đồng ý với thái độ khai trừ đó. Ngài bảo: “Cứ để trẻ em đến với Thầy
và đừng ngăn cấm chúng.” Trẻ nhỏ và những người giống như chúng được Chúa đề
cao không phải vì chúng khờ dại hay yếu ớt mà vì 2 lý do:
1/
Chúng bị xã hội "khai trừ.” Mà ai bị người đời khai trừ thì Thiên Chúa lại
che chở.
2/
Chúng ngoan ngoãn lệ thuộc và tín nhiệm người lớn: trẻ nhỏ dễ nghe, dễ vâng lời.
Hai điểm này khiến chúng trở thành những “người nghèo” được Thiên Chúa ưu ái.
Suy
gẫm
1.
Người đời quen phân biệt ai là người mình nên trọng ai là kẻ mình khinh thường.
Ngày xưa người Do Thái khinh thường và khai trừ một số người khỏi sinh hoạt
chung của xã hội và tôn giáo, đó là phụ nữ, người cùi, người tội lỗi công khai
và trẻ nhỏ. Đặc điểm của Kitô giáo và đặc biệt của Công giáo là mở rộng vòng
tay tiếp đón mọi người không khai trừ ai.
Nhưng
đó mới chỉ là thái độ của Chúa Giêsu thôi. Đó có phải là thái độ của mọi Kitô hữu
chưa?
2.
"Hãy để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng": Người lớn ngăn cấm
trẻ nhỏ đến với Chúa bằng nhiều cách: không dẫn chúng đến nhà thờ, không tạo điều
kiện cho chúng học giáo lý, làm gương xấu, gieo vào đầu óc ngây thơ của chúng
những ý tưởng đen tối…
3.
Một cậu bé gõ cửa nhà một bà cụ già và hỏi xem bà có mua những trái trứng cá chín
mọng mà cậu vừa hái được.
Bà
trả lời:
-
Có, bà sẽ xách xô của cháu và đong hai lít.
Cậu
bé đứng ngoài đùa giỡn với con chó.
Bà
nói:
-
Sao cháu không vào xem bà đong có đúng không? Nhỡ bà lường gạt cháu thì sao?
-
Cháu không sợ! vì làm thế bà sẽ nhận được điều xấu nhất.
-
Cháu muốn nói gì?
-
Vì cháu chỉ mất vài trái nhỏ nhưng bà tự biến bà thành kẻ trộm.
4.
Chúa Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy đừng ngăn cản chúng vì Nước Trời thuộc
về những ai giống như chúng” (Mt 19,14).
Con
đường nhỏ xíu, chạy ngoằn ngoèo, nước chảy lênh láng, những dãy nhà nhô ra thụt
vào mất trật tự như đám con nít xóm này. Không thể tưởng tượng ở đâu ra nhiều
con nít như thế. Chúng dơ bẩn, quần áo cũ rích, chạy lung tung ngoài đường, nói
bậy luôn mồm. Một cậu bé mải chơi đâm sầm vào một bà đi đường. Té ngã, thằng bé
văng tục. Bà kia quát: "Đồ du côn, đồ mất dạy.” Rồi bà tiếp tục lời “giáo
huấn” tưởng chừng như không bao giờ kết thúc.
Là
ai, nếu không phải người lớn vô tình làm vấy bẩn tâm hồn trong trắng của các
em. Hơn ai hết, chúng đủ tư cách hưởng hạnh phúc nhất, nhưng xã hội rất nhẫn
tâm đè bẹp những cánh hoa mong manh ấy bằng những gương xấu, bằng những cơ chế
nghèo hèn, thất học. Thậm chí những em bé kém may mắn bị đẩy ra ngoài đời sớm
còn tiêm nhiễm biết bao thói hư tật xấu. Thiên Đàng của các em là đấy!
Xã
hội phân hóa giàu nghèo, con người quay cuồng với miếng cơm manh áo. Nhưng xin
Cha cho chúng con luôn biết nhớ và tôn trọng quyền được chăm sóc, giáo dục của
trẻ em.
5.
Các trẻ nhỏ được Chúa Giêsu yêu thương và đưa ra làm mẫu mực cho những ai muốn
bước vào Nước Trời: “Nếu các con không hóa nên trẻ nhỏ, các con không được vào
Nước Trời." "Ai hạ mình xuống như trẻ nhỏ, đó là kẻ lớn nhất
trong Nước Trời.” Tinh thần tu đức trẻ thơ là đơn sơ, phó thác, không cậy dựa
vào sức riêng, nhưng đặt trọn tin tưởng vào Chúa.
Tin
Mừng mà Giáo Hội cho chúng ta nghe hôm nay đề cập đến trẻ nhỏ trong một hoàn cảnh
khác, với những Lời của Chúa Giêsu: “Cứ để trẻ nhỏ đến với Thầy, đừng ngăn cấm
chúng, vì những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời.” Người ta dẫn các trẻ
em đến với Chúa Giêsu để Ngài đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Đặt tay và cầu
nguyện cho một người là nghi thức tôn giáo quen thuộc trong Do Thái giáo thời
Chúa Giêsu. Những vị lãnh đạo tôn giáo và các Rabbi thường đặt tay và cầu nguyện
cho những ai đến xin được chúc lành, họ cũng đặt tay trên trẻ nhỏ và cầu nguyện
cho chúng, mặc dù do phong tục người Do Thái thời đó, những trẻ nhỏ không có địa
vị, không có giá trị gì, chỉ khi nào trẻ đến tuổi 12, nó mới được nhìn nhận có
chỗ đứng trong cộng đoàn. Các môn đệ Chúa Giêsu lúc đó chưa thay đổi tâm thức,
họ còn ngăn cản không cho người ta đem các trẻ nhỏ đến với Chúa.
Cầu nguyện:
Xin
Chúa giúp chúng con biết nhìn nhận giá trị của trẻ em, đồng thời ý thức rằng
ân sủng và chúc lành của Chúa là kho tàng quí giá mà chúng con có thể trao lại
cho con cái chúng con. Xin cho chúng con có được tâm hồn của trẻ thơ là nhận
mình nghèo khó, yếu đuối để biết phó thác hoàn toàn trong vòng tay che chở của
Chúa.