SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN
XIX THƯỜNG NIÊN A
YÊU THƯƠNG, GIÁO DỤC
TRẺ EM
LỜI CHÚA: Mt 19, 13-15
Khi ấy, người ta đem những trẻ nhỏ đến
cho Chúa Giêsu để Người đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Các môn đệ liền quở
trách chúng, nhưng chúa Giêsu bảo: "Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng
ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng". Sau khi
Người đặt tay trên chúng, thì Người đi khỏi nơi đó.
SUY NIỆM:
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Chúa Giêsu đón tiếp, gần gủi, yêu thương các trẻ em. Chúng ta suy nghĩ đến việc
giáo dục trẻ em trong gia đình hiện nay, và học sống tinh thần của trẻ em là
đơn sơ và phó thác.
1.Tình trạng báo động:
Trẻ thơ đáng yêu,
vì chúng giống như thiên thần. Tuy nhiên tình trạng ngày nay xảy ra ở nhiều nơi
cho thấy, chẳng những con người đã không yêu thương các trẻ em, mà còn độc ác
cướp đi quyền sống, đánh mất nhân phẩm cao quí của các em qua nạn phá thai, bạo
hành, lợi dụng và buôn bán trẻ em...
Vụ bắt cóc sát
hại bé trai 6 tuổi ở Quảng Bình
Mới đây, dư luận cả nước vô cùng xót xa, bàng hoàng
khi bé trai Trần Trung Nghĩa (SN 2011, trú Tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng
Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) mất tích ngày 3/7/2017 rồi được tìm thấy thi
thể cách nhà 2km vào ngày 8/7/2017. Điều đáng nói, theo kết quả khám nghiệm tử
thi bé Trần Trung Nghĩa cho thấy trên thi thể cháu có tới 23 vết thương, phần nội
tạng đang trong quá trình phân hủy. Đặc biệt, gần hiện trường, cơ quan chức
năng còn tìm thấy một con dao Thái Lan cán màu vàng. (Nguồn: vietbao.vn, ngày 10-07-2017).
Vụ bắt cóc, sát hại trẻ em
là tình trạng đáng báo động đến các bậc cha mẹ và mọi người, luôn đề phòng để bảo
vệ con cháu của mình.
2.Yêu thương và chăm sóc trẻ em:
Các môn đệ khi
thấy các trẻ em đến với Chúa Giêsu, các ông quở trách, xua đuổi chúng. Nhưng
Chúa Giêsu nói với các môn đệ đừng ngăn cấm trẻ em. Ngài sẵn sàng đón nhận các
trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng. Chúa Giêsu biểu lộ tình thương và gần
gũi với các em nhỏ.
Đây là dịp đặc
biệt để các bậc cha mẹ trong gia đình và chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc
giáo dục trẻ em.
Việc giáo dục trẻ
em, trước hết là trách nhiệm của những bậc cha mẹ trong gia đình. Ngoài ra, nhà
trường và cả Giáo Hội cũng góp phần không nhỏ để dạy trẻ em nên người.
Gia đình là ngôi trường đầu
tiên và quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ.
Nhiều cha mẹ vì lo kiếm tiền
sinh sống đã buông xuôi, bỏ mặc, lúng túng, hay bất lực về việc giáo dục con
cái, khiến chúng trở nên hư hỏng. Con số thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng
cao và nghiêm trọng.
Có những bậc làm cha mẹ thiếu
chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường phản ứng theo bản năng. Cha mẹ quá
nuông chiều con hay quá nghiêm khắc đều để lại những chấn thương trong nhân
cách trẻ.
Trong gia đình, cha mẹ là
người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt
bụng. Không nên có những hành vi bạo lực, chửi mắng con cái…
Con cái hay bắt chước cha mẹ,
nên cha mẹ hãy biết làm gương sáng cho con cái. Dạy con bằng hành vi và cách sống
của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói.
Tạo bầu không khí gia đình ấm
áp và đầy tình thương. Cha mẹ cần dành thời gian ở bên con cái và khuyên dạy
con điều hay lẽ phải.
Cha mẹ dạy cho trẻ em biết
tôn trọng người khác, yêu thương và giúp đỡ kẻ khác. Chính cha mẹ cũng cần phải
tôn trọng con cái. Nếu thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng
về thể lý và tâm lý.
Cha mẹ đừng tỏ ra nghiêm khắc
với con, nhưng cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái.
Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành
tính ích kỷ và đòi hỏi.
Đặc biệt trong các gia đình
Công giáo, cha mẹ dạy dỗ con cái sống đạo là hết sức cần thiết, chẳng hạn như:
thúc giục con cái đi tham dự Thánh lễ hằng ngày, học giáo lý sống đạo, cầu nguyện
tối sớm trong gia đình, biết làm việc tông đồ, quan tâm đến việc giúp đỡ người
khác,…để hình thành nên người Kitô hữu tốt sau này.
Chắc chắn, con cái của chúng
ta sẽ nên người tốt cho Chúa, cho Giáo hội và xã hội nhờ vào sự quan tâm giáo dục
trẻ em trong các gia đình.
3.Sống tinh thần trẻ thơ để được vào Nước Trời:
Khi nhìn vào trẻ
em, chúng ta dễ nhận ra vẻ đẹp ‘thiên thần’ ở nơi chúng. Trẻ em có tinh thần
đơn sơ, tin tưởng và hoàn toàn cậy dựa vào cha mẹ, vào người lớn.
Chúa Giêsu đã dạy
các môn đệ, và mọi người Do Thái là hãy “nên
như trẻ nhỏ, thì mới được vào Nước Trời”. Chính tinh thần đơn sơ và phó
thác của trẻ em lại là bài học Chúa muốn gửi đến cho bắt chước; nhờ đó chúng ta
có thể sống và canh tân thái độ sống của mình trong đời sống đạo hằng ngày.
Sống tinh thần
đơn sơ, phó thác là biết tin tưởng, cậy dựa vào Thiên Chúa, yêu mến Ngài và phó
thác đời sống của chúng ta cho Ngài. Thiên Chúa luôn yêu thương và ban phúc
lành cho những kẻ bé mọn, khiêm nhường và tin vào Ngài.
Thánh Têrêsa Hài
đồng Giêsu đã nên thánh nhỏ nhờ tinh thần đơn sơ và phó thác cho tình yêu của
Chúa Giêsu.
Mỗi người chúng
ta muốn được vào Nước Trời cũng cần cố gắng để nên giống trẻ thơ, đơn sơ và phó
thác cho tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống đơn sơ, tin tưởng
cậy trông vào Chúa. Amen.