Lãnh
Đạo Lòng Thương Xót, Không Mỵ Dân
LỜI CHÚA , Mt 14,22-36
22Đức
Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người
giải tán dân chúng.23Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu
nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình.24Còn chiếc thuyền thì đã ra
xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió.25Vào khoảng canh
tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.26Thấy Người đi
trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy! ", và sợ hãi la
lên.27Đức Giê-su liền bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây,
đừng sợ! "28Ông Phê-rô liền thưa với Người: "Thưa Ngài,
nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."29Đức
Giê-su bảo ông: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên
mặt nước, và đến với Đức Giê-su.30Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm
sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! "31Đức
Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại
hoài nghi? "32Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay.33Những
kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!
"
34Khi qua
biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét.35Dân địa phương
nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ
đau ốm đến với Người.36Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo của
Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi.
SUY NIỆM
Tin mừng Matthêu viết cho người Do Thái trở lại, vì thế
Matthêu trình bày Chúa Giêsu như là một Môsê mới, Ngài dẫn dắt
dân đi theo con đường thánh ý Chúa Cha. Vì thế hai bài đọc hôm nay trình bày
cách thế dẫn dắt của Thiên Chúa, nơi dân thánh của Ngài
1/ Lãnh đạo theo ý Đức Chúa, không mỵ dân.
Bài đọc một sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a,
trình bày cuộc đối đầu giữa Giê-rê-mi-a với ngôn sứ giả Anania. Trong bối cảnh khi Jerusalem bị thất
thủ và một số vua quan và dân Do Thái đã bị lưu đày bên Babylon.
Tiên tri giả Anania loan báo những
điều không phải thánh ý Đức Chúa nhưng là những điều vui tai với dân Israel. Bình an sẽ trở lại mau chóng, các vật
dụng trong Đền Thờ bi chiếm đoạt sẽ được trả về, vua Giuđa và dân lưu đày sẽ được hồi hương trở về kiến
thiết đất nước. Hiển nhiên dân chúng nghe những điều vui tai thì họ dễ ủng hộ, dễ
đón nhận.
Trong khi đó tiên tri Giêrêmia
loan báo những điều đau khổ. Bởi vì Đức Chúa muốn dùng vua Babylon như là cái
ròi để dạy dỗ dân Israel, như lời Đức Chúa truyền cho Giêrêmia ở chương trước. (chg. 27)
Sứ điệp lời Chúa nơi bài đọc một
là nhà lãnh đạo phải theo ý Chúa, chứ không thiên về mỵ dân, những điều vui
tai. Đồng thời đau khổ là để nhận ra những tội lỗi và sám hối ăn năn trở lại để
được Thiên Chúa dủ lòng thương xót.
2/ Chúa Giêsu, nhà lãnh đạo giầu
lòng thương xót.
Chúa Giêsu là nhà lãnh đạo công
chính và không mỵ dân, Ngài không dung túng cho điều xấu nhưng rất giầu lòng
thương xót.
Đầu bài Tin mừng hôm nay Chúa
Giêsu đối diện với sự phiền toái. Khi Ngài lánh ra một nơi riêng biệt, như khi
đến nơi thì dân chúng đã kéo theo Ngài. Ngài không coi đây là sự phiền toái,
nhưng động lòng thương xót.
Buổi đọc kinh “Nữ Vương Thiên Đàng” hôm Chúa Nhật 11/5/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Cha đã xin các tín hữu “quấy rầy các vị mục tử, tất cả các mục
tử, để chúng tôi cho anh chị em sữa ân sủng, sữa giáo lý, theo hình ảnh con bê
quấy rầy mẹ nó để mẹ nó cho nó sữa bú !”
Ngài trao lòng thương xót đó
cho các môn đệ khi Ngài nói: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.”
Và phép lạ hóa bánh ra nhiều là
phép lạ lòng thương xót.
Sứ điệp lời Chúa nơi bài Tin mừng
là chúng ta cầu nguyện cho các mục tử có lòng thương xót như Chúa, và cách
chung mỗi người chúng ta xin cho có lòng thương xót, khi đã có lòng thương xót
chúng ta sẽ có những sáng kiến để chia sẻ với tha nhân điều họ đang cần, đang
muốn.
Tam Thái