Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng
Lời Chúa: Mt 11: 28-30
(28) "Tất
cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ
ngơi bồi dưỡng. (29) Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với
tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi
bồi dưỡng. (30) Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng".
Suy Niệm
Á
Châu rộng lớn về địa lý, nhiều tôn giáo, đa văn hóa và đông đảo về dân số. Á
châu là nơi Chúa Giê-su chào đời và Ki-tô giáo xuất phát từ đó. Tuy nhiên số
người biết đến Chúa Giê-su lại vô cùng khiêm tốn. Làm thế nào để công bố về một
Đức Giê-su mang đậm bản tính và văn hóa cho người bản địa nơi đây? Trước những
thách đố như thế, Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã dựa vào sự đa tôn giáo và văn hóa
nơi đây, gọi mời con cái mình trình bày khuôn mặt một Chúa Giê-su quen thuộc
như một Guru của Ấn giáo, như một Phật Thích Ca của Phật giáo, như một Lão tử của
Lão giáo… Những khuôn mặt thật gần gũi và thân thiện với con người nơi đây. Nói
cách khác, Hội Đồng Giám Mục Á Châu muốn hội nhập văn hóa, đưa giá trị Tin mừng
vào văn hóa, đồng thời lấy những điểm son của văn hóa làm muối men cho Tin mừng.
Sự giao thoa giữa Tin mừng và văn hóa dẫn người Ki-tô hữu mạnh dạn giới thiệu
khuôn mặt Đức Giê-su của Ki-tô giáo mang đậm nét văn hóa bản địa, gần gũi tâm
thức tôn giáo con người nơi đây. Chẳng lẽ không phải là cách thức truyền giáo
linh động và hiệu quả sao?
Bài
Tin Mừng ngày hôm nay, thánh sử Mát-thêu trình bày cho chúng ta hai khuôn mặt của
Đức Giê-su là hiền hậu và khiêm nhường. Giáo hội gọi mời chúng ta hãy học lấy
gương của Ngài, sống như Ngài và nói về Ngài cho anh chị em xung quanh mình. Hiền
hậu và khiêm nhường dường như hai mặt của một đồng xu. Thật thế, trước tòa án đời,
Chúa Giê-su hiền hậu đáp từ khi bị Phi-la-tô chất vấn, Ngài khiêm nhường trước
những lời cáo buộc từ xung quanh. Hơn thế, trước những tội nhân, Chúa Giê-su hiền
hậu, lắng nghe, cảm thông với những lỗi phạm của họ, Ngài khiêm nhường, tận tụy
phân biệt phải trái trước những lời miệt thị, phê phán và lên án. Cao cả hơn,
Ngài còn hiền hậu và khiêm nhường ngay trong chính sứ mạng và ơn gọi của mình. Chết
vì yêu và yêu ngay cả kẻ thù. Một ơn gọi yêu đến cùng và cho đi đến tận cùng.
Một
khuôn mặt hiền hậu và khiêm nhường tột cùng như vậy là bản lề và cung cách ứng
xử cho người tín hữu Á châu ngày nay. Có lẽ trình bày khuôn mặt Đức Giê-su gần
gũi với tâm thức người Ấn giáo sẽ là “Giê-su Guru”, hình ảnh Chúa Ki-tô cho anh
em Phật giáo sẽ là “Giê-su Phật thích ca”, nét đẹp của Ki-tô giáo cho những người
vô thần sẽ là một “Giê-su Ganđi”... Với những người Việt nam vô thần và bản địa
thì sao? Đức Giáo hoàng Phao-lô IV chia sẻ: ngày nay người ta cần chứng nhân
hơn là thầy dạy. Thật thế, muốn giới thiệu về Chúa Giê-su và Hội thánh của Ngài
cho họ, người Ki-tô hữu Việt nam ngày nay cần biết lắng nghe, cảm thông, đón nhận
những những đau khổ và buồn phiền nơi những người xung quanh. Cung cách và việc
làm của người Ki-tô hữu là đến với, là xả thân, hy sinh, tận tình với tất cả mọi
người một cách vô vị lợi…
Lạy
Chúa Giê-su, Ngài là Đấng hiền hậu và khiêm nhường, xin ban cho chúng con có
trái tim hiền hậu của Ngài, có tấm lòng khiêm nhường như Ngài để có thể lắng
nghe, đón nhận tất thảy những trái nghịch và nghi nan nơi cuộc sống. Xin thêm sức
mạnh cho chúng con để mạnh dạn cởi bỏ những sợ hãi, vu khống để chúng con mạnh
dạn giới thiệu và công bố về một Đức Giê-su như một thầy giáo làng tận tụy với
học sinh, như một người mẹ quê hết lòng vì con cái mình, và như một người anh
hiếu thảo trong gia đình. Amen.
Lm
Micae Vũ An Lộc