Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Vọng > Tuần 2

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần II Thường Niên Năm A

LẠY CHÚA, CON LÀ AI TRONG SỐ ĐÓ?

thu 4 tuan II.jpg

Lời Chúa: Mc 3:1-6

1 Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. 2 Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người. 3 Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh trỗi dậy, ra giữa đây!” 4 Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” Nhưng họ làm thinh. 5 Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. 6 Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.

Suy niệm:  

“Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” đó là câu hỏi Đức Giêsu đã chất vấn các kinh sư, cũng như mọi người đang hiện diện trong hội đường ngày hôm ấy, và rất có thể, nó cũng là lời chất vấn cho mỗi người chúng ta trong lối sống ngày hôm nay.

Bối cảnh đoạn Tin mừng hôm nay thánh Mác-cô thuật lại rằng: Trong một hội đường tại miền Ga-li-lê, có một người bị bại tay đang hiện diện giữa họ và cũng có Đức Giêsu ở đó. Ngày hôm ấy cũng có đông những người Pha-ri-sêu hiện diện, họ diện không đơn thuần là cầu nguyện cùng với dân chúng, nhưng đúng hơn là họ đến để rình xem Đức Giêsu có chữa bệnh cho người bại tay trong ngày sa-bát không? Nếu có, họ sẽ tìm cách tố cáo Người. Đức Giêsu đọc được thâm ý của họ nên giận dữ rảo mắt nhìn họ và nói: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”, nhưng mọi người đều im lặng không nói gì. Một số đông im lặng như chờ đợi một điều gì khác, hoặc có thể tỏ ra thờ ơ, riêng nhóm Pha-ri-sêu thì bỏ đi và tìm đến những người phe Hê-rô-đê để bàn cách giết Đức Giêsu. Qua câu chuyện này, chúng ta cùng họa lại chân dung của những người hiện diện ngày hôm đó.

Hội đường là nơi tụ họp của người Do Thái, ở đó họ cùng được nghe Lời của Gia-vê, cùng nhau để suy phục và tôn thờ Thiên Chúa, hay nói cách khác, đó là nơi con người thể hiện tình hiệp thông với nhau trong Chúa: Để yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu thương anh em như chính mình. Thế nhưng, điều chúng ta quan sát không phải là bức tranh đẹp như thế.

a.                  Chân dung người bại tay.

Một con người đáng thương hơn hết mọi người đang hiện diện, anh ta lên hội đường để tôn thờ Thiên Chúa và cũng đến với ý muốn tìm một chút an ủi từ những người thân quen, để sưởi ấm cảnh đời thiếu may mắn của mình. Anh ta lầm lủi ở một góc khuất trong hội đường và hầu như không ai quan tâm đến anh, có chăng chỉ là những ánh mắt dò dét của những kinh sư để xem thử Đức Giêsu có để mắt đến anh ta. Sự hiện của anh ta xem ra như thể là dư thừa giữa cộng đoàn, và nếu không có anh thì có lẽ tốt hơn, vì trong mắt họ anh ta là kẻ tội lỗi, nên bị Thiên Chúa giáng phạt cho như vậy.

Hình ảnh đó cũng có thể là mỗi chúng ta, khi chúng ta đang mãi lún sâu trong tội lỗi, trong nhưng ganh đua quyền lực danh vọng, hay đang ẩn mình trong cái tôi ích kỷ, trong tính xác thịt yếu đuối của mình. Và như thế, chúng ta cần lắm một tình yêu, một sự tha thứ, một sự khích lệ quan tâm và nâng đỡ.

b.                  Chân dung của số đa dân chúng đang hiện diện.

Cùng với anh bại tay, còn có đông dân chúng hiện diện. Sự hiện diện của họ có thể lòng sùng mến Thiên Chúa, nhưng cũng có thể chỉ là thói quen theo nếp sống của cha ông mà không còn ý thức đủ tâm tình cần có. Do đó, họ đến hội đường là để chu toàn bổn phận của mình theo như luật định, nhưng thiếu ý thức tinh thần luật dạy, điều này thật dẽ hiểu khi họ tỏ thái độ im lặng khi nghe Đức Giêsu chất vấn.

Nhưng dù sao, chúng ta cũng không thể trách họ được, bởi họ cần có một sự hướng dẫn đầy khôn ngoan và thánh thiện của người lãnh đạo. Tuy vậy, chúng ta nhìn họ để xem lại mình, đôi lúc cuộc sống chúng ta cũng đang rơi làm một sự im lặng như thế trước lời chất vấn của Đức Giêsu: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”. Xung quanh ta không thiếu những cảnh đời cơ cực khổ đau, nhưng khi nhìn thấy họ, lòng ta không chút mảy may thương cảm nào. Chưa kể đến, có lúc ta tỏ ra vô tâm đến lạ “Sống chết mặc bây” mà phớt lờ tất cả vì cho rằng nó không liên quan đến tôi.

Trong cộng đoàn, trong khu phố, trong xóm làng và cả trong thánh đường chúng ta dâng lễ hàng tuần cũng vậy, có nhiều người tê bại như người này. Đó là những anh chị em đang lâm cảnh bệnh tật, bần hàn, lao tâm khổ tứ,… họ đang ngồi một góc nào đó nơi thánh đường và hầu như chúng ta chẳng bận tâm đến họ. Thậm chí, khi chúng ta chẳng bận tâm cả đến việc chúng ta đang hiện ở đâu, bởi lẽ lòng trí và tâm hồn không còn chỗ cho Chúa nữa vì bị bao lôi cuốn của cuộc sống mưu sinh, danh vọng, lạc thú.

c.                  Chân dung của nhóm pha-ri-sêu

Chúng ta không phủ nhận rằng, tinh thần của họ là những khát khao nên công chính, khi muốn sống cách triệt để những gì luật dạy. Tuy nhiên, điều chúng ta thấy ở họ là họ đang có gắng tô dậm sắc màu những đường viền của bức tranh lề luật, mà ít chú trọng đến bố cục bức tranh ấy diễn tả cái gì. Họ có gắng giữ đúng nghĩa đen của luật “không được làm việc ngày sa-bát”, và cứ như thế mà làm không cần quan tâm việc đó là gì, ngày sa-bát đó có vì điều gì tốt cho con người. Chính lẽ đó họ cảm thấy rất khó chịu, vì hết lần này đến lần khác Đức Giêsu đã làm việc (chữa bệnh) trong ngày sa-bát.

Còn một điều khác, có thể những việc lành của Đức Giêsu đã thu hút được sự chú ý của dân chúng, cho họ niềm tin và sự tín thác vào Thiên Chúa. Điều đó cũng có nghĩa rằng, giới chức lãnh đạo và giới pha-ri-sêu sẽ ít còn ảnh hưởng trên dân chúng. Điều này làm họ ghen tức vì sự hiện diện của Đức Giêsu.

Họ cũng có thể là chân dung của số không nhỏ trong chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đang sống trong xã hội khá vụ luật, mọi thứ hình như điều giải quyết trên luật và chỉ có luật. Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến tương quan của ta với anh chị em xung quanh, chúng ta dễ nhìn thấy sai lỗi của người khác để lên án và kết tội, nhưng ít quan tâm đến lý do khiến người anh chị em ta rơi vào tình cảnh bi đát như ta thấy. Và còn tệ hại hơn khi có ai đó tỏ ra lòng thương cảm, đầy yêu thương và hành xử khác với sự vô tâm vụ luật của ta, thì ta ghen tương và cáo tội, bởi họ đang hành xử khác với ta.

Hành động người pha-ri-sêu tìm cách liên kết với nhóm Hê-rô-đê để giết Đức Giêsu, cũng sẽ lành hành động của chúng ta khi ta sẵn sàng cộng tác với điều xấu, cộng tác với tính hư tật xấu của mình làm phương hại đến người công chính.

d.                  Chân dung của Đức Giêsu.

Trước thái độ của đám đông và ác tâm của nhóm pha-ri-sêu, Đức Giêsu tức giận rảo mắt nhìn họ. Một thái độ cứng rắng, không khoan nhường, Ngài hỏi họ:“Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”. Kèm với đó, Đức Giêsu chữa lành cho người bại tay.

Một hành động khác lạ, Ngài bảo anh bại tay “Hãy trỗi dậy, ra giữa đây”, và kèm với đó là thái độ giận dữ khi nhìn họ. Một việc lành đã được thực thi, anh bại tay ra lành lặng, ai cũng thấy, ai cũng biết và công nhận điều đó nhưng trong lòng mọi người đang suy nghĩ điều tiêu cực. Ánh mắt tức giận của Đức Giêsu nhìn thẳng vào tận sâu trong đáy lòng mọi người, để thức tỉnh cõi lòng họ, để ánh mắt họ không còn nhìn anh bại tay với suy nghĩ “hắn ta là kẻ tội lỗi, đáng bị như vậy”, không còn nhìn Đức Giêsu với ánh mắt của sự ghen tỵ, xét đoán “vi phạm luật”, nhưng nhìn với suy nghĩ rằng “ông này đang làm một việc tốt” mà chúc tụng Thiên Chúa.

Đức Đức Giêsu đã làm những điều đó với tình yêu thương, với sự quan tâm đến hết mọi người. Ngài nhìn mọi ngỏ ngách, và tìm thấy tất cả mọi hình ảnh của anh em mình, rồi với tay kéo dậy khi họ ngã quỵ, hay đang lây lất trong sự tội của mình mà không thể thoát ra. Không ai là toàn hảo, nên sự quan tâm yêu thương lẫn nhau, nâng đỡ và chữa lành cho nhau bằng sự cảm thông, nâng đỡ là điều phải lẽ, bởi sẽ đến lúc nào đó, tình trạng của họ cũng sẽ là của ta, ta cần một bàn tay kéo dậy biết bao.

Như vậy, khi đọc lại đoạn Tin mừng ta nhận ra mình là ai trong hội tường ngày hôm ấy, trước lời chất vấn của Đức Giêsu. Có như thế, trong mọi cảnh huống của cuộc đời chúng ta mới biết mình là ai trong mối tương quan với Chúa và tha nhân, để có thái độ đúng khi hành xử mọi vấn đề. Điều quan trọng không phải là quan tâm đến cái bên ngoài của luật dạy, nhưng là cái ý hướng bên trong, hướng thiện, hướng nên thánh.

Lạy Chúa, cuộc sống này với bộn bề lo toan cơm, áo, gạo tiền, cùng với bao cám dỗ của vinh hoa, danh vọng, lạc thú…mà thân phận con người quá mỏng manh, nên chúng con thường có xu hướng ích kỷ, ghen tỵ, xét đoán mà quên mất những người đau khổ xung quanh. Xin giúp chúng con sống đúng theo tinh thần của luật Chúa dạy, mà không quá câu nệ vào ngôn từ văn tự.

 (Xuân Hạ, OMI)

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng Năm C_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu tuần II Mùa Vọng - Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng C_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng C - Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng - Nt. M. Anh Thư, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG A: TÔI SỐNG VUI HAY SỐNG BUỒN?_ Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng C: ĐẤNG PHẢI ĐẾN_ Nt. Maria Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng Năm C_Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng Năm C_Lm. Giuse Nguyễn Quốc Huy
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng Năm C_Lm. J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng Năm C_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, Dòng Đa Minh Thánh Tâm.
     Suy Niệm lời Chúa Thứ Hai Tuần II Mùa Vọng Năm A_Nt. Maria Phương Trâm, Dòng Đa Minh Phú Cường.
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng A: SÁM HỐI ĐỂ DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA ĐẾN_ Lm. Đan Vinh
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng A: THAY ĐỔI BẢN THÂN – THẾ GIỚI SẼ THAY ĐỔI_ Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     CHỦ NHẬT 2 VỌNG A: Hãy dọn đường cho Chúa!_ Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông