Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Giáng Sinh

 

BÀI SUY NIỆM LỜI CHÚA

THỨ TƯ NGÀY 04 – 01 -2012

Ga 1, 35 - 42

Mọi người đều được Chúa mời gọi phải sẵn sàng đáp lại

và có trách nhiệm giới thiệu Chúa cho người khác.

truyengiao.jpg35 Hôm ấy, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói : "Đây là Chiên Thiên Chúa." 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi : "Các anh tìm gì thế ?" Họ đáp : "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?" 39 Người bảo họ : "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.

40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói : "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói : "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).

SUY NIỆM

Chúng ta ở trong đạo công giáo, không phải là ở trong một tổ chức trần thế, hay gia nhập một hiệp hội, một đảng phái hay sống theo một chủ nghĩa, một học thuyết. Thực hiện một số nghi lễ, làm một số thủ tục để trở nên một thành viên trong đạo là đủ, hay có tham dự thánh lễ, đọc kinh ngày Chúa nhật là hoàn tất. Chúng ta ở trong đạo công giáo là chúng ta sống theo Đức Giêsu Kitô, như Đức Bênêdictô XVI dạy trong Tông Huấn lời Chúa  rằng : “ Đời sống Kitô hữu có đặc tính chủ yếu là gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng hằng kêu gọi chúng ta bước theo Ngài” ( THLC số 72 ).

Lời mời gọi của Chúa Giêsu là một biểu lộ của Tình Yêu. Ngài mời gọi chúng ta theo Ngài để sống thánh thiện, để chia sẻ hạnh phúc với Ngài. Ngài còn mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài trong công tác rao giảng Tin Mừng, cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cách trực tiếp qua tiếng nói nội tâm của ta, với các sinh hoạt, các sự kiện, các biến cố trong đời sống của ta. Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta qua sự giới thiệu của người khác , bằng gương sáng lời dạy dỗ, khuyên răn, an ủi, khích lệ. Như Thánh Gioan Tẩy Giả đã dạy dỗ các môn đệ của ông, và khi có sự kiện cụ thể. Ông còn giúp các môn đệ nhận ra Chúa sâu xa bằng cảm nghiệm nữa, chứ không chỉ bằng tri thức mà thôi: Ông Goan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông, thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “ Đây Chiên Thiên Chúa”. Nghe vậy, hai môn đệ liền đi theo Đức Giêsu. Thấy các ông đi theo mình, Chúa Giêsu bắt chuyện trước: “ Các  anh tìm gì thế?” Họ đáp: “ Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Chúa Giêsu bảo họ: “ Đến mà xem”. Họ đến xem chỗ Ngài ở và ở lại với Ngài ngày hôm ấy. Như vậy, để trở nên môn đệ Chúa Giêsu, các ông đã thực hiện ba việc: Tìm kiếm Chúa tức là học hỏi, suy niệm về Chúa. Bước theo Chúa tức là sống theo mẫu gương của Chúa. Ở lại với Chúa, tức là thuộc về Chúa trọn vẹn sống gắn bó với Chúa. Đó là những điều kiện rất cần thiết để ta hiểu Chúa, yêu mến Chúa, cảm nghiệm sâu xa về Chúa để nói về Chúa cho người khác cách đúng đắn, trung thực như Anrê nói với ông Simon “ Tôi đã gặp thấy  Đấng Mêssia”  cảm nghiệm ấy càng ngày càng thấm nhập vào lòng trí, tâm hồn các ông, nên khi gặp lại Chúa Giêsu bên bờ biển, khi các ông cùng với gia đình đánh cá, vá lưới, Chúa  mời gọi các ông: “ Hãy theo Ta”, các ông đã dứt khoát bỏ mọi sự đi theo Chúa Giêsu và trở nên các  môn đệ đầu tiên của Ngài. Gặp gỡ, chiêm ngắm và ở lại với Chúa cũng là phương cách Chúa dùng để đào tạo các môn đệ nhiệt huyết của Ngài.

Ngày nay, chúng ta muốn làm môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta cũng thực hiện ba giai đoạn như các môn đệ đầu tiên là: Tìm kiếm gặp gỡ, chiêm ngắm suy niệm và ở lại với Chúa. Chúng ta sẽ gặp Chúa, chiêm ngắm Chúa và ở lại với Chúa trong Kinh Thánh, nhất là trong Tân Ước. Chúng ta cần chuyên chăm học hỏi Kinh Thánh, vì không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giêsu, Thánh Giêrônimô đã nói như thế. Chúng ta cũng có thể thực hiện trong phụng vụ, nhất là trong Thánh lễ, vì Giáo Hội dạy: “ Chúa Giêsu hiện diện trong lời của Ngài, vì chính Ngài nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong phụng vụ”( THLC số 52 ) . Còn có  cách tuyệt hảo khác là siêng năng tham dự Thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, để được nên một với Chúa Giêsu, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, và được thông phần vào sự sống của Ngài. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, chiêm ngắm và ở lại với Ngài ngay trong tâm hồn ta, trong cuộc sống của ta. Trường hợp này đòi hỏi ta cần có một vài thời gian thanh vắng trong ngày sống, trong thời gian ấy, Chúa sẽ mời gọi ta làm điều tốt, tránh điều xấu, chu toàn bổn phận trách nhiệm, Chúa mời gọi ta sống hoàn thiện để xứng đáng làm con Thiên Chúa, làm môn đệ của Chúa Giêsu, làm chứng nhân cho Ngài. Làm sứ mạng tông đồ, đòi buộc chúng ta có một sự biến đổi để có tư cách giới thiệu Chúa cho người khác, như Chúa Giêsu đã đổi tên của ông Simon là Kêpha để cai quản Hội Thánh Chúa. Chúng ta phải giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác như Gioan Tẩy Giả đã làm cho các môn đệ ông: không những qua các bài dạy giáo lý, Kinh Thánh để giúp họ biết Chúa bằng tri thức, chúng ta còn dùng các sự kiện, biến cố, để giúp họ hiểu Chúa, yêu Chúa và nhận ra thánh ý Chúa  mà thi hành. Trong cách  làm tông đồ, chúng ta noi gương Chúa Giêsu, nhạy cảm với những người chung quanh, cảm thông với sự yếu đuối của họ, tín nhiệm họ, và đi bước trước để tạo mối tương giao thân tình, đặc biệt với những người rụt rè, mặc cảm, xa lạ về tâm lí, tôn giáo, địa vị, tình trạng trong xã hội. Chúng ta bắt chước ông Anrê cảm nghiệm Chúa thật sâu xa để nói về Chúa đúng đắn, trung thực thúc bách mọi người mau mắn đến với Chúa.

Chúng ta cầu xin Chúa  ban cho chúng ta biết nghe tiếng Chúa mời gọi, và sẵn sàng từ bỏ mọi sự thế gian, sống theo Chúa, làm môn đệ của Chúa, giới thiệu Chúa cho người khác thật hăng say, cho nước Chúa lan rộng khắp nơi, và nhiều người được cứu độ. Đó là những đòi hỏi của Mầu Nhiệm Giáng Sinh đang thúc bách chúng con. Amen.

Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP

                    Đaminh Monteils

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba tuần I Mùa Chay - Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần I Mùa Chay_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Sau Lễ Hiển Linh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Lễ Hiển Linh_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Sau Lễ Hiển Linh_ Nt. Maria Phạm Thực

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM THỨ BA SAU TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Minh Tứ
     Mẹ Maria, Mẹ của chúng sinh. Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM THỨ HAI SAU TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH: SỐNG CHỨNG NHÂN
     LỄ MẸ THIÊN CHÚA. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH: THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH-THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. M. Joseph Đinh Thị Đào
     SUY NIỆM THỨ BÀY TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     LỄ THÁNH GIA THẤT: GIA ĐÌNH CỘNG ĐOÀN PHỤNG TỰ. Lm. Giuse Đỗ Đức trí
     Gia Đình: Cộng Đoàn Tình Yêu. Vinh sơn. Dương Văn Đức